Nội dung chính
  • 1. Vắc xin là gì?
  • 2. Các thành phần của vắc xin gây dị ứng
  • 3. Làm thế nào để tiêm vắc xin an toàn?
Nội dung chính
  • 1. Vắc xin là gì?
  • 2. Các thành phần của vắc xin gây dị ứng
  • 3. Làm thế nào để tiêm vắc xin an toàn?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dị ứng vắc xin

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTNguyễn Thị Phương Nhung
Chuyên khoa Nội dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
Ngày nay nhu cầu tiêm phòng vắc xin ngày càng tăng, các ca bệnh được báo cáo là dị ứng vắc xin nặng theo đó xuất hiện ngày càng nhiều. Thực tế có phải nguy cơ dị ứng vắc xin đang tăng lên? Bạn có yên tâm khi tiêm vắc xin cho bản thân và các thành viên trong gia đình không? Hãy cùng bác sĩ iSofHcare nắm vững những kiến thức cơ bản về dị ứng vắc xin!
Nội dung chính
  • 1. Vắc xin là gì?
  • 2. Các thành phần của vắc xin gây dị ứng
  • 3. Làm thế nào để tiêm vắc xin an toàn?

1. Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Vắc xin là gì?

2. Các thành phần của vắc xin gây dị ứng

Thành phần chính của vắc xin bao gồm kháng nguyên miễn dịch hoạt động (thành phần sinh đáp ứng miễn dịch), ngoài ra còn có chất liên hợp, chất bảo quản, chất ổn định, chất kháng khuẩn, chất bổ trợ và môi trường nuôi cấy được sử dụng trong quá trình chuẩn bị vắc xin, cũng như các tạp chất vô tình được đưa vào trong quá trình xử lý vắc xin. 

Hầu hết tất cả các thành phần vắc xin có thể được coi là tác nhân gây dị ứng. Trong đó quan trọng nhất là các protein có nguồn gốc từ trứng, gelatin và nấm men, sau đó là thuốc kháng sinh và kháng nguyên trong vắc xin.

Dị ứng với các thành phần trong vắc xin:

1. Chất ổn định

Là các chất để bảo vệ vắc xin khỏi các điều kiện bất lợi như nhiệt độ quá cao hoặc quá trình đông khô. Các chất ổn định thường có trong vắc xin như đường (sucrose và lactose), axit amin và protein (gelatin hoặc albumin). Khi được sử dụng trong vắc xin, gelatin có thể gây phản ứng dị ứng chéo với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ bò hoặc lợn.

Gelatin được sử dụng làm chất ổn định trong các vắc xin chứa virus giảm độc lực như virus viêm não Nhật Bản, thủy đậu và MMR (vắc xin sởi, quai bị, rubella), là chất gây dị ứng vắc xin chủ yếu. Tại Nhật Bản, sau khi ra đời vắc xin không chứa gelatin, tỷ lệ phản ứng dị ứng đã giảm mạnh.

Các thành phần của vắc xin gây dị ứng

Không phải chỉ những người bị dị ứng thực phẩm chứa gelatin mới có nguy cơ bị dị ứng hoặc phản vệ sau tiêm các loại vắc xin chứa gelatin. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhanh với gelatin và đã được xác định bằng test da hoặc xét nghiệm IgE đặc hiệu trong huyết thanh, thì nên thực hiện test lẩy da (prick test) với các loại vắc xin chứa gelatin trước khi tiến hành tiêm. Nếu kết quả là dương tính, vắc-xin nên được tiêm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Dị ứng. Nếu kết quả là âm tính, vắc xin sẽ được tiến hành tiêm bình thường và tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 30 phút sau khi tiêm.

2. Chất bảo quản

Là những chất để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong vắc xin. Các chất bảo quản thường gặp như 2-phenoxyethanol và thimerosal thường được thêm vào vắc xin.

Thimerosal là một hợp chất hữu cơ có thể gây độc thần kinh (với nồng độ 50% thủy ngân), tuy nhiên với nồng độ rất thấp của thimerosal trong vắc xin thì hiếm khi gây ra bất kỳ phản ứng bất lợi nào. Tuy nhiên theo những khuyến cáo hiện nay, thimerosal đã được loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm đến mức tối thiểu trong các loại vắc xin

Những người mẫn cảm với thimerosal cũng hiếm khi bị dị ứng khi tiêm các loại vắc xin có chứa chất này

3. Kháng sinh

Để tránh nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, một số loại vắc xin được thêm vào một lượng nhỏ neomycin, streptomycin, polymyxin B.  Hiện nay chỉ có một số ít báo cáo về các phản ứng dị ứng do vắc-xin có chứa kháng sinh. Một số bệnh nhân có thể gặp phản ứng dị ứng chậm như nổi mụn nước tại chỗ tiêm từ 48 đến 96 giờ sau khi tiêm vắc xin.

Những bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với một trong số các loại kháng sinh nói trên nên tránh dùng vắc xin có chứa loại kháng sinh đó hoặc các kháng sinh cùng nhóm.

4. Nấm men

Vắc xin viêm gan B và vắc xin HPV ở người được tạo ra bằng cách sử dụng kháng nguyên từ quá trình nuôi cấy nấm men Saccharomyces cerevisiae tái tổ hợp. Các phản ứng dị ứng do sự có mặt của protein nấm men trong vắc xin dường như là cực kỳ hiếm.

 Nấm men

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị dị ứng với protein nấm men, cần định lượng kháng thể IgE đối với nấm men trước khi tiêm vắc xin có chứa nấm men

5. Chất bổ trợ

Muối nhôm là một trong những chất bổ trợ thường được thêm vào vắc-xin để tăng cường phản ứng miễn dịch (tăng hiệu lực của vắc xin). Muối nhôm có thể gây ra các phản ứng dị ứng chậm với biểu hiện là các nốt sần, cứng chắc có thể sờ thấy tại chỗ tiêm 

6. Latex

Latex có nguồn gốc từ mủ cao su tự nhiên, có thể có chứa các tạp chất tự nhiên. Các tạp chất như vậy thường là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng của người nhận.

Cao su tổng hợp không chứa các tạp chất được sử dụng trong tiêm chủng

Viêm da tiếp xúc là dạng nhạy cảm với latex phổ biến nhất 

3. Làm thế nào để tiêm vắc xin an toàn?

Làm thế nào để tiêm vắc xin an toàn?

  • Bệnh nhân có tiền sử  hoặc nghi ngờ dị ứng vắc xin hoặc các thành phần trong vắc xin nên được gửi khám bác sĩ chuyên khoa Dị ứng 
  • Cung cấp đầy đủ và chi tiết các triệu chứng, các loại thuốc, thức ăn nghi dị ứng trong tiền sử để giúp bác sĩ Dị ứng xác định bản chất và thời gian phản ứng với vắc xin, đặc biệt là các thành phần như gelatin, trứng, latex và nấm men.
  • Tiêm vắc xin rõ nguồn gốc và thành phần.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/05/2021 - Cập nhật 20/05/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị ứng mỹ phẩm và những điều bạn cần biết

Dị ứng mỹ phẩm và những điều bạn cần biết

Viêm da tiếp xúc dị ứng là loại hình dị ứng mỹ phẩm phổ biến nhất trong các loại hình dị ứng mỹ phẩm, bệnh gây ra chủ yếu bởi các chất tạo mùi hương và chất...

17/05/2021

1431 Lượt xem

5 Phút đọc

Dị ứng vắc xin

Dị ứng vắc xin

Ngày nay nhu cầu tiêm phòng vắc xin ngày càng tăng, các ca bệnh được báo cáo là dị ứng vắc xin nặng theo đó xuất hiện ngày càng nhiều. Thực tế có phải nguy cơ...

17/05/2021

1575 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG