Chỉ số xét nghiệm Gamma-glutamyltransferase hay còn gọi là GGT là một loại chỉ số rất quan trọng được sử dụng để đánh giá tình trạng chức năng gan và mật. Ngoài ra chỉ số GGT còn góp phần vào việc tìm ra nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan để từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Hãy cùng ISOFH CARE tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Xét nghiệm gamma-glutamyltransferase là gì?
Gamma-glutamyltransferase (GGT) cùng với ALT, AST là bộ ba men gan quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta. Ngoài ra GGT còn xuất hiện ở lách, thận, ruột non,… GGT được gắn vào màng tế bào tạo ra isopeptide của Glutamat với amino acid tự do giúp giải phóng các dipeptide cysteinyl-glycine từ glutathione.
Việc xác định chỉ số xét nghiệm GGT có thể giúp cho việc chẩn đoán tình trạng gan ứ mật, viêm gan mạn, viêm gan virus, bệnh lý về tụy, nhồi máu cơ tim,… Xét nghiệm GGT còn giúp xác định nguyên nhân gây tăng ALP, nhờ đó giúp đánh giá các bệnh về xương.

Gamma-glutamyltransferase (GGT) cùng với ALT, AST là bộ ba men gan quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta.
2. Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại?
Ở người bình thường chỉ số GGT trong khoảng <60 U/L. Tuy nhiên giới tính khác nhau cũng khiến chỉ số thay đổi, cụ thể:
Nữ: 11-50 UI/L
Nam: 7-32 UI/L
Tuy nhiên chỉ số GGT đáng lo ngại là khi:
- GGT tăng 1-2 lần: mức độ nhẹ
- GGT tăng 2-5 lần: mức độ trung bình
- GGT tăng hơn 5 lần: mức độ nặng
Trong trường hợp chỉ số GGT tăng lên tới 5000 UI/L thì cho thấy người bệnh bị mắc bệnh gan mật cấp hoặc mắc ung thư gan.
3. Khi nào cần làm xét nghiệm gamma-glutamyltransferase và cần lưu ý những gì?
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm GGT trong các trường hợp sau:
- Vàng mắt, da nổi rõ mạch máu, nước tiểu sẫm màu,…
- Chán ăn, sụt cân, chướng bụng, buồn nôn,…

Bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn.
- Sử dụng chất kích thích, rượu bia trong thời gian dài
Trước khi làm xét nghiệm GGT bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong vòng 24h trước khi làm xét nghiệm. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ thôi cũng đã làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm
- Không sử dụng thuốc có tác dụng làm tăng chỉ số GGT như phenobarbital, phenytoin,… trong 24h trước khi xét nghiệm
4. Nguyên nhân khiến chỉ số xét nghiệm GGT tăng cao
Chỉ số GGT tăng cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu thấm hút của màng tế bào gan đã bị rối loạn, tốc độ tổng hợp enzym GGT ở gan tăng lên. Những nguyên nhân chính sau đây khiến chỉ số GGT tăng cao do:
- Sử dụng thức uống kích thích như rượu, bia, café,…
- Thức khuya, làm việc quá sức và stress kéo dài
- Mắc các bệnh viêm gan A, B, D, E. Bệnh lý xơ gan, gan nhiễm mỡ, u gan
- Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, viêm tụy
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chưa khoa học sử dụng quá nhiều đồ ăn chiên rán, chất béo, ăn ít rau củ quả

Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, viêm tụy.
5. Làm thế nào để thay đổi chỉ số GGT
Để giữ cho chỉ số GGT ở ngưỡng an toàn, đầu tiên người bệnh cần tiến hành xét nghiệm GGT, sau đó dựa vào kết quả để có những biện pháp đưa chỉ số này về bình thường bằng cách:
- Tránh sử dụng chất kích thích: rượu, bia,… trong thời gian dài
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài
- Uống đủ 1.5-2l nước mỗi ngày để giúp gan thải độc
- Ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho gan như tỏi, trà xanh, bưởi,…
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc làm ảnh hưởng tới gan, thuốc không rõ nguồn gốc
Để bảo vệ sức khỏe thì việc thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mỗi người, trong đó có xét nghiệm GGT. Xét nghiệm GGT giúp đánh giá tình trạng chức năng và hoạt động của gan- 1 trong những bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy cơ thể con người.
Hiện nay, IVIE - Bác sĩ ơi đã liên kết với rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, uy tín như Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y,… Vì vậy nếu bạn có nhu cầu thăm khám-xét nghiệm hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.