Nội dung chính
  • 1. Bạn đã biết bệnh trầm cảm là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm
  • 3. Những triệu chứng xuất hiện khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Những phương pháp phòng ngừa và hạn chế diễn biến của trầm cảm
Nội dung chính
  • 1. Bạn đã biết bệnh trầm cảm là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm
  • 3. Những triệu chứng xuất hiện khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Những phương pháp phòng ngừa và hạn chế diễn biến của trầm cảm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh trầm cảm? Những phương pháp phòng ngừa, hạn chế diễn biến của bệnh

Trầm cảm- căn bệnh có thể bạn đang mắc phải nhưng bản thân lại không nhận ra. Nhiều người có suy nghĩ nhầm tưởng rằng bệnh chỉ là nỗi buồn hoặc là sự yếu ớt về tính cách. Trên thực tế khoa học cho thấy, trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp. Bệnh có nguồn gốc từ xã hội, tâm lý, sinh học và khi phát hiện bệnh thì mỗi người sẽ được điều trị theo những phương thức khác nhau.
Nội dung chính
  • 1. Bạn đã biết bệnh trầm cảm là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm
  • 3. Những triệu chứng xuất hiện khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Những phương pháp phòng ngừa và hạn chế diễn biến của trầm cảm

1. Bạn đã biết bệnh trầm cảm là bệnh lý như thế nào?

Trầm cảm là một dạng bệnh học thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Do hoạt động của não bộ đã bị rối loạn từ một yếu tố tâm lý nào đó thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi, tác phong.

Trầm cảm hiện nay đã không còn là căn bệnh xa lạ và không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nên cần phát hiện triệu chứng sớm để người bệnh được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trầm cảm là một dạng bệnh học thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng theo thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn so với nam.

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng theo thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn so với nam. Trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm là:

-       Gặp phải một sang chấn tâm lý: phá sản, hôn nhân đổ vỡ, nợ nần, mất đi người thân, mắc bệnh nan y, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn,…

-       Đối tượng là học sinh, sinh viên thường bị căng thẳng, stress kéo dài do nhận áp lực từ bài vở, thi cử dồn dập, áp lực từ gia đình và thầy cô,…

-       Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc sau sinh

-       Sau khi gặp thương tổn đến não: chấn thương sọ não,…

-       Người hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích: rượu bia, đồ uống có cồn,…

-       Sống khép kín, ít giao tiếp với mọi người, thường xuyên cảm thấy mặc cảm và tự ti về bản thân.

3. Những triệu chứng xuất hiện khi mắc bệnh trầm cảm

-Tinh thần suy giảm, hành động tiêu cực

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy mắc bệnh trầm cảm là người bệnh có sự suy giảm về tinh thần thông qua sắc mặt. Người bệnh thường biểu hiện nét ủ rũ, buồn bã, ánh nhìn mông lung, lờ đờ,… Người bệnh luôn cảm thấy buồn khổ, cảm giác tội lỗi, tự ti, vô dụng, tuyệt vọng,… Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể có ý định và thực hiện các hành vi gây tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát.

-Rối loạn giấc ngủ

Theo thống kê cho thấy, có tới 95% người mắc bệnh trầm cảm luôn trong tình trạng mất ngủ

Theo thống kê cho thấy, có tới 95% người mắc bệnh trầm cảm luôn trong tình trạng mất ngủ, không thể vào giấc, ngủ không sâu. Người bệnh chỉ có thể ngủ 2-3 tiếng/ ngày hoặc thức trắng đêm.Đây là dấu hiệu trầm cảm đầu tiên và phổ biến của người bệnh.

-Mất hứng thú

Theo kết quả thống kê, người bị trầm cảm thường có dấu hiệu giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú trong cuộc sống, công việc hay các sở thích trước kia. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực và không muốn quan tâm tới những việc xung quanh, kể cả với con cái. Nam hoặc nữ giới xuất hiện các biểu hiện về suy giảm tình dục.

-Giảm tập trung

Người bệnh thường không thể tập trung hoàn thành công viêc, khó có thể đưa ra quyết định trong mọi việc, dù chỉ là với việc đơn giản nhất. Vì vậy, việc sinh hoạt hằng ngày, trong công việc, người bệnh bị gián đoạn và ảnh hưởng nghiêm trọng.

-Luôn trong trạng thái mệt mỏi

Khi mắc bệnh, người bệnh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi không rõ lý do cụ thể. Đa phần thường thấy nặng nề ngay từ buổi sáng. Từ những công việc đơn giản nhất, người bệnh cũng không muốn làm như: đi chơi, giặt đồ, nấu cơm,…

-Thay đổi cân nặng

Đa phần người mắc trầm cảm thường sụt giảm cân nhanh chóng

Đa phần người mắc trầm cảm thường sụt giảm cân nhanh chóng do mất cảm giác ngon miệng, suy nghĩ nhiều, thiếu ngủ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh tăng cân một cách bất thường là do trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn.

4. Những phương pháp phòng ngừa và hạn chế diễn biến của trầm cảm

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh thì người bệnh cũng nên cố gắng thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp và thoải mái. Điển hình như những hoạt động sau đây:

-       Thoải mái giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh. Tránh tự cô lập bản thân.

-       Tìm một phương pháp giúp bản thân giải tỏa tâm lý, thư giãn và kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống.

-       Hoạt động vận động thể chất, tập thể dục thể thao, giúp bản thân trở nên năng động, nhanh nhẹn hơn.

-       Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất mỗi ngày. Tránh tình trạng bỏ bữa, làm suy nhược cơ thể, tăng cảm giác mệt mỏi.

Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất mỗi ngày.

-       Rèn luyện giấc ngủ một cách khoa học.

Không chỉ người bệnh cần cố gắng, cải thiện, vực dậy tinh thần bản thân để tránh tình trạng trầm trọng mà người nhà cũng nên tham gia, cổ vũ, động viên, luôn bên cạnh người bệnh. Điển hình có thể là những hoạt động như:

-       Với những sang chấn tâm lý đột ngột như: phá sản, mất người thân,… thì nên quan tâm, chia sẻ, gần gũi hơn để tạo niềm tin cho người bệnh.

-       Giúp người bệnh gạt bỏ những áp lực nặng nề trong cuộc sống có thể có.

-       Những người có dấu hiệu trầm cảm cần quan sát theo dõi vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kỳ lúc nào.

-       Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

phương pháp phòng ngừa và hạn chế diễn biến của trầm cảm

Và hơn hết khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ giảm được nguy cơ tự sát. Nếu trong gia đình, người thân có những biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và chăm sóc điều trị.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/10/2021 - Cập nhật 02/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau đầu cấp tính: Đâu là nguyên nhân hay gặp phải?

Đau đầu cấp tính: Đâu là nguyên nhân hay gặp phải?

Đau đầu là một triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thương thực thể ở não và vùng sọ...

19/01/2022

1466 Lượt xem

4 Phút đọc

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

Các đau đầu mạn tính: Thường do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong cả các bệnh vùng hàm mặt, nội...

19/01/2022

856 Lượt xem

6 Phút đọc

6 nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu mạn tính

6 nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu mạn tính

Đau đầu là một trong những triệu chứng xuất hiện phổ biến nhưng sâu bên trong lại ẩn giấu nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà bạn có chắc đã biết đến? Những cơn đau...

19/01/2022

860 Lượt xem

3 Phút đọc

Rối loạn tiền đình: đối tượng mắc bệnh, biến chứng và...

Rối loạn tiền đình: đối tượng mắc bệnh, biến chứng và...

Rối loạn tiền đình là gì?, ai dễ mắc Rối loạn tiền đình, Rối loạn tiền đình gây nên những biến chứng nào?, điều trị Rối loạn tiền đình ra sao?,....Cùng...

02/10/2021

1408 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG