Bỗng một ngày khi soi gương bạn thấy có những đốm trắng trên răng, bạn nghĩ rằng nó thật xấu xí và lạc quẻ so với những răng bên cạnh xong nhanh chóng tặc lưỡi cho qua. Bạn đang chủ quan rồi đó! Đốm trắng trên răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nó còn là biểu hiệu của sâu răng sớm hay bệnh lý nhiễm Fluor, hoặc một số bệnh lý khác, điều này có thể làm răng của bạn bị yếu, dễ sứt mẻ, dễ sâu răng.
Nội dung chính
- 1. Đốm trắng trên răng là gì?
- 2. Nguyên nhân của đốm trắng trên răng
- 3. Cách điều trị đốm trắng trên răng
- 4. Phòng ngừa đốm trắng trên răng
1. Đốm trắng trên răng là gì?
Đốm trắng trên răng là những mảng màu trắng đục trên bề mặt răng, nó có thể ở mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai hay kẽ răng, bạn sẽ không thể làm mất nó bằng các biện pháp chải răng hay lấy cao răng thông thường. Như bạn đã biết, màu sắc của răng được tạo nên từ men răng và ngà răng. Nếu men răng bình thường thì màu răng sẽ có màu vàng nhẹ nhạt và có độ trong. Nhưng nếu răng có đốm trắng đục thì điều đó có nghĩa là men răng của bạn đang có vấn đề.
Đốm trắng trên răng
2. Nguyên nhân của đốm trắng trên răng
Nguyên nhân của đốm trắng trên răng phổ biến gồm:
- Sâu răng giai đoạn sớm (mất khoáng men răng) gây ra các đốm trắng trên răng: Ở những trẻ ăn nhiều đường, tinh bột kết hợp vệ sinh răng miệng kém hoặc những bệnh nhân chỉnh nha sau tháo mắc cài, ta có thể thấy xuất hiện những tổn thương dạng chấm trắng trên răng. Đây là sâu răng giai đoạn sớm, là dấu hiệu sớm của sự hủy khoáng ở bên dưới bề mặt men răng. Sự mất khoáng hóa sẽ tạo nên một lớp bề mặt xốp, làm thay đổi tính chất của men răng, Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả răng sữa cũng như răng vĩnh viễn.
- Nhiễm flour, nhiễm flour mức độ 2 (trên tổng cộng 3 mức độ) biểu hiện là những vết lốm đốm trắng trên bề mặt men răng trơn bóng, nguyên nhân là do việc sử dụng quá nhiều fluor trong thời gian dài ở giai đoạn nhỏ tuổi. Thói quen sử dụng các chế phẩm có chứa nhiều fluor như ngậm hay nuốt kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluor, nguồn nước có fluor hoặc sử dụng các loại thuốc kéo dài.
Răng nhiễm flour
- Bất thường trong quá trình hình thành men răng: nguyên nhân có thể do mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn dinh dưỡng khi có thai gây ảnh hưởng đến thai nhi; hoặc do trẻ bị rối loạn nội tiết, còi xương,…
Nguyên nhân gây đốm trắng trên răng
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám răng hàm mặt tại các phòng khám nha khoa uy tín hoặc tải ứng dụng Bác sĩ ơi IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám chủ động hơn!
1900 3367
3. Cách điều trị đốm trắng trên răng
Cách điều trị đốm trắng trên răng gồm có:
- Đốm trắng trên răng do bị sâu răng giai đoạn sớm (mất khoáng men răng) thì có thể điều trị bằng biện pháp Icon – tái khoáng hóa men răng. Đây là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu, thâm nhập vào bề mặt tổ chức sâu bằng nhựa quang trùng hợp mà không cần lấy đi tổ chức tổn thương, bảo tồn cấu trúc răng và cũng không gây đau, không cần gây tê.
Các điều trị đốm trắng trên răng
- Đối với răng bị nhiễm Flour, có đốm trắng, bạn có thể đặt lịch thăm khám với bác sĩ để được chỉ định tẩy trắng răng tại phòng khám hoặc ngay tại nhà.
- Còn nguyên nhân do bất thường trong quá trình hình thành men răng, tuỳ theo mức độ thì bạn có thể làm veneer - mặt dán sứ hay hàn thẩm mỹ bằng Composite,…
Điều trị đốm trắng trên răng
4. Phòng ngừa đốm trắng trên răng
Để phòng ngừa đốm trắng trên răng bạn có thể làm để kiểm soát sự xuất hiện tiềm ẩn của các đốm trắng trên răng:
- Chải răng thường xuyên – Chải răng hai lần một ngày trong 2 phút.
- Dùng chỉ nha khoa thường xuyên – Đảm bảo dùng chỉ nha khoa và làm sạch kẽ răng mỗi ngày một lần.
- Giảm lượng đường và axit – Hãy thử giảm lượng đường bạn ăn hoặc tiêu thụ qua đồ uống. Nếu bạn uống nhiều nước ép trái cây như nước cam, hãy giảm lượng tiêu thụ.
- Ăn các bữa chính thay vì ăn vặt.
- Nếu bạn có con nhỏ, để chăm sóc răng miệng cho trẻ hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ về những phương pháp nên được sử dụng cho con bạn.
Đốm trắng trên răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nó còn là biểu hiệu của sâu răng sớm hay bệnh lý nhiễm Fluor, hoặc một số bệnh lý khác, điều này có thể làm răng của bạn bị yếu, dễ sứt mẻ, dễ sâu răng. Khi phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị phù hợp. Liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám răng tại cơ sở phù hợp nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
13/07/2022 - Cập nhật
13/07/2022