Mòn cổ răng ( hay còn gọi là mòn cổ chân răng) là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở người trung tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mòn cổ răng làm răng ê buốt, mất thẩm mỹ, thậm chí nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Vậy mòn cổ răng là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh mòn cổ răng ra sao, kính mời bạn đọc cùng IVIE - Bác sĩ ơi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1. Mòn cổ răng là gì?
- 2. Nguyên nhân gây mòn cổ răng
- 3. Cách phòng tránh mòn cổ răng
1. Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng hay còn gọi là mòn cổ chân răng được xếp vào nhóm bệnh tổn thương tổ chức cứng của răng mà nguyên nhân không phải do sâu răng.
Triệu chứng mòn cổ răng điển hình là:
- Ban đầu khi tổn thương mới ở lớp men - ngà, răng sẽ bị ê buốt khi có kích thích như ăn đồ ăn nóng, lạnh, ngọt và sẽ hết ê buốt ngay khi hết các kích thích. Tuy nhiên, mòn cổ răng tiến triển dần dần từ mòn lớp men răng đến mòn lớp ngà răng, nặng hơn sẽ phá hủy tủy răng nên nếu tình trạng ê buốt kéo dài dai dẳng, hay người bệnh có những cơn đau răng lan tới tận đỉnh đầu thì đó là dấu hiệu cho thấy mòn cổ răng đã lan đến tủy răng.
Mòn cổ răng hay còn gọi là mòn cổ chân răng
- Xuất hiện một tổn thương lõm hình chêm - hình chữ V ở cổ răng tại ranh giới cement - ngà của răng, tổn thương này thường thấy ở mặt ngoài răng, nằm sát với đường viền lợi.
Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên thì hãy chủ động đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị mòn cổ răng trước khi để ảnh hưởng đến tủy răng.
Khi phát hiện răng miệng có vấn đề, bạn nên lựa chọn thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên môn răng hàm mặt cao, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế tốt.
2. Nguyên nhân gây mòn cổ răng
Nguyên nhân mòn cổ răng do nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra, những nguyên nhân gây mòn cổ răng thường gặp là:
- Răng lệch lạc, xoay trục làm răng phải chịu lực uốn trong quá trình ăn nhai.
- Răng bị sang chấn khớp cắn, có cản trở cắn, có điểm chạm sớm cũng gây ra lực xoắn vặn quá mức, làm gãy các trụ men tại cổ răng.
- Men răng kém khoáng hóa, sinh men bất toàn do nguyên nhân bẩm sinh tạo ra lớp men răng yếu, dễ vỡ, để lộ ngà răng.
Nguyên nhân mòn cổ răng do nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra
- Thói quen đánh răng ngang với lực đánh răng mạnh hay dùng bàn chải lông cứng, kem đánh răng có độ mài mòn cao thường làm mòn cổ răng các răng số 4,5 và 6.
- Những người có tật nghiến răng làm răng dễ bị mòn, ê buốt ở vùng mặt nhai và vùng cổ chân răng,...
Để đánh giá tình trạng răng miệng, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế hoặc thăm khám online với các chuyên gia về lĩnh vực Răng Hàm Mặt tại IVIE - Bác sĩ ơi bằng hình thức video call. Liên hệ ngay tổng đài, đặt lịch khám với các chuyên gia nhanh gọn, tiện ích.
1900 3367
3. Cách phòng tránh mòn cổ răng
Mòn cổ răng là sát thủ thầm lặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng, vậy nên mỗi chúng ta đều cần biết cách phòng tránh mòn cổ răng:
- Chải răng đúng cách: chải răng theo phương pháp Bass cải tiến với động tác rung lắc nhẹ tại chỗ và vuốt dọc bàn chải về phía mặt nhai của răng, tuyệt đối không chải ngang. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp.
Chải răng đúng cách
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều axit như ngậm chanh, uống đồ uống có gas,...
- Với những răng lệch lạc, sang chấn khớp cắn cần được điều trị chỉnh nha hay mài chỉnh khớp cắn,..
- Điều trị tật nghiến răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị sớm những bệnh răng miệng.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thông tin về bệnh lý răng hàm mặt khác, để có những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc vệ sinh răng miệng hợp lý.
Mòn cổ răng là bệnh răng miệng thường gặp tuy nhiên điều trị sẽ không khó và đạt thẩm mỹ cao nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Quý khách có thể gọi điện đến tổng đài 1900 3367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đăng ký khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Chúc quý khách luôn khỏe !
1900 3367
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
10/09/2022 - Cập nhật
14/09/2022