Nội dung chính
  • Phân loại đột quỵ
  • Nguyên nhân gây đột quỵ não
  • Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Nội dung chính
  • Phân loại đột quỵ
  • Nguyên nhân gây đột quỵ não
  • Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ - Bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai

Ngày nay, đột quỵ là một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Trung bình cứ 3 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ. Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ có những dấu hiệu nào? Những biến chứng khôn lường cho bệnh nhân bị đột quỵ ra sao? Hãy cùng Isofhcare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Phân loại đột quỵ
  • Nguyên nhân gây đột quỵ não
  • Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não bắt đầu chết và gây nên tình trạng đột quỵ.

Chính vì vậy, đột quỵ là tình trạng tối cấp cứu, cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian kéo dài càng lâu càng khiến số lượng tế bào não chế càng nhiều, từ đó làm ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc nhiều di chứng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Phân loại đột quỵ

Đột quỵ được phân làm 2 loại chính. Đó là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm 85% tổng số các ca đột quỵ. Đây là tình trạng các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Đây là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ, khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết. Nguyên nhân vỡ mạch máu não có thể do thành động mạch mỏng, yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua – thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời. Mặc dù người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài phút. Sau đó trở lại bình thường và không có di chứng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người bệnh cần lưu ý.

Nguyên nhân gây đột quỵ não

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố nguy cơ bệnh lý.

1. Yếu tố không thể thay đổi được

Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ não. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ, Từ sau độ tuổi 55, cứ mỗi 10 năm thì nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Nam thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn Nữ.

Tiền sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình từng đột quỵ có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

2. Những yếu tố có thể thay đổi (yếu tố bệnh lý)

Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dòng máu mạnh hơn, làm tăng tính thấm thành mạch đối với các lipoprotein máu. Do đó làm xơ vữa động mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến.

Đái tháo đường: Đái tháo đường làm tăng yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Điều trị tốt đái tháo đường sẽ làm giảm khả năng đột quỵ thiếu máu não, dự phòng tăng đường huyết có thể làm giảm mức độ nặng của các tổn thương não trong giai đoạn cấp của đột quỵ thiếu máu não.

Bệnh lý van tim: Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não như: rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, can xi hoá vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái.

Tăng lipid máu: Tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch và nguy cơ này sẽ được giảm một cách có ý nghĩa khi đưa lipid máu trở về bình thường.

Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu , gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch , tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.

Nghiện rượu: Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều có thể dẫn tới đột quỵ. Thường xuyên uống rượu, sạy rượu sẽ tăng nguy cơ đột quỵ cao.

Tai biến thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cũ: Thiếu máu não thoáng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu máu não thực sự. Thiếu máu não thoáng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ thiếu máu não càng lớn. Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ lần đầu, sẽ có khả năng tái phát những lần sau.

Béo phì: Béo phì dễ dẫn tới bệnh lý tim mạch, mỡ máu... tăng nguy cơ đột quỵ.

Hẹp động mạch cảnh: Hẹp động mạch do xơ vữa, có thể dẫn đến bệnh lý nhồi máu trên thực tế. Xơ vữa tạo điều kiện thuận lợi cho dính kết tiểu cầu. Khi tiểu cầu kết dính, các yếu tố đông máu của tiểu cầu và huyết tương được huy động làm dính kết các tiểu cầu và hồng cầu gây tắc mạch dần dần.Thói quen sinh hoạt: Ăn kiêng, stress sang chấn tâm lý, các cơn nghiện cấp tính... Lười vận động, thường xuyên ăn uống đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ngủ ít, thiếu ngủ thường xuyên... là những thói quen xấu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, dễ gây đột quỵ.

Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Theo thống kê, trong số những bệnh nhân đột quỵ thì có đến 80% người bệnh không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào. Đặc biệt là những người vỡ mạch máu não, xuất huyết não… Mà những trường hợp này thường xuất huyết tràn trong não, gây tử vong rất nhanh.

Chính vì vậy, việc tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm sẽ giúp bạn kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như:

  • Tăng huyết áp
  • Các bệnh lý tim mạch, van tim
  • Đái tháo đường
  • Tăng lipid máu

Tầm soát đột quỵ sớm sẽ giúp bạn:

  • Phát hiện sớm các chỉ số bất thường của cơ thể. Kịp thời điều chỉnh lối sống, điều trị các bệnh lý phù hợp.
  • Được các chuyên gia tư vấn, giải thích cặn kẽ những dấu hiệu, biến chứng đột quỵ mà bạn có thể gặp phải
  • Điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm nhờ những phương pháp hiện đại đơn giản, ít tốn kém, ít ảnh hưởng sức khỏe.
  • Được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để có sức khỏe tốt nhất. 

Tầm soát đột quỵ là chìa khóa giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi đột quỵ não không phải là bệnh của riêng ai, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào.

Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch tầm soát đột quỵ não, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua hotline 1900 63 83 67 để được tư vấn tốt nhất.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/12/2020 - Cập nhật 23/03/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những sai lầm trong sơ cứu đột quỵ, hại nhiều hơn lợi

Những sai lầm trong sơ cứu đột quỵ, hại nhiều hơn lợi

Không chỉ là bác sĩ mà mỗi người đều cần có cho mình những kiến thức cơ bản để xử trí nhanh giúp hạn chế tỷ lệ tử vong do đột quỵ. Cùng iSofHcare tìm hiểu rõ...

Icon thời gian
23/02/2021
1363 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Quy trình sơ cấp cứu tai biến tại chỗ cho người đột quỵ

Quy trình sơ cấp cứu tai biến tại chỗ cho người đột quỵ

Quy trình sơ cấp cứu tai biến tại chỗ cho người bị đột quỵ là như thế nào? Cùng iSofHcare tìm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Icon thời gian
22/02/2021
7004 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Phân biệt đột quỵ não và  thiếu máu não thoáng qua

Phân biệt đột quỵ não và thiếu máu não thoáng qua

Đột quỵ não và thiếu máu não thoáng qua giống như hai lá bài của sự sống và cái chết. Đó là ranh giới mà khi đã một từng bước qua thì chắc chắn sẽ không bao...

Icon thời gian
22/02/2021
1741 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Đột quỵ - Bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai

Đột quỵ - Bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai

Ngày nay, đột quỵ là một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Trung bình cứ 3 phút lại...

Icon thời gian
09/12/2020
1988 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG