Nội dung chính
  • 1. Những ai nên tích cực tham gia dự phòng bệnh viêm loét dạ dày?
  • 2. Dự phòng bệnh theo từng nguyên nhân gây bệnh
Nội dung chính
  • 1. Những ai nên tích cực tham gia dự phòng bệnh viêm loét dạ dày?
  • 2. Dự phòng bệnh theo từng nguyên nhân gây bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dự phòng theo từng nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Như chúng ta đã biết, viêm loét dạ dày là bệnh lý đáng gờm, không những khó điều trị, dễ tái phát mà còn ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nữa. Do đó, phòng bệnh viêm loét dạ dày trở nên đặc biệt quan trọng, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nội dung chính
  • 1. Những ai nên tích cực tham gia dự phòng bệnh viêm loét dạ dày?
  • 2. Dự phòng bệnh theo từng nguyên nhân gây bệnh

1. Những ai nên tích cực tham gia dự phòng bệnh viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày có nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc, do đó cần xây dựng cho bản thân những kế hoạch dự phòng hợp lý:

- Người thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu

- Làm việc nhiều, mất cân bằng giữa làm việc nghỉ ngơi thích hợp.

- Người có tiền sử bị các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và bệnh dạ dày nói riêng.

- Người có tiền sử dùng nhiều thuốc NSAIDs.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Từ xa xưa đến nay, ông bà ta luôn chú tâm công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Từ xa xưa đến nay, ông bà ta luôn chú tâm công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với viêm dạ dày cũng vậy, những tổn thương thực tế ở dạ dày một khi đã hình thành rất khó mà loại bỏ hoàn toàn và người bệnh có thể sẽ chung sống cả đời với bệnh nếu gặp các yếu tố nguy cơ làm bệnh tái phát.

Tìm hiểu thêm về: Những đối tượng nào có nguy cơ cao, dễ bị viêm loét dạ dày?

2. Dự phòng bệnh theo từng nguyên nhân gây bệnh

a Phòng bệnh viêm loét dạ dày khi dùng thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Có đến 25% người dùng NSAID lâu dài sẽ phát triển thành bệnh loét đường tiêu hóa và 2-4% sẽ chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa, trong đó có tỉ lệ bị viêm loét ở dạ dày khá cao.

Trước khi chỉ định thuốc NSAID phù hợp với người bệnh, bác sĩ cân nhắc trên cả 2 phương diện: Khả năng giảm đau, chống viêm của thuốc và độc tính tác dụng lên cơ quan tiêu hóa và đánh giá nguy cơ tim mạch.

Khi dùng thuốc cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn. Có thể dùng thêm một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong khi điều trị những tổn thương ở cơ quan khác bằng thuốc NSAID như: PPI, Misoprostol. Hoặc có thể thay thế thuốc NSAID bằng thuốc ức chế COX-2…

Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh, giảm đau không kê đơn.

b. Phòng bệnh viêm loét dạ dày do stress

Cơ chế sinh bệnh học của loét dạ dày do stress là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng yếu tố tiết acid dạ dày.

Cụ thể, stress làm giảm tiết chất nhầy và bicarbonat nhưng lại tăng giải phóng các chất trung gian gây viêm.

Cụ thể, stress làm giảm tiết chất nhầy và bicarbonat nhưng lại tăng giải phóng các chất trung gian gây viêm.

Có một số khuyến nghị trong dự phòng bệnh viêm loét dạ dày ở người bị stress nặng hoặc ở những người có yếu tố nguy cơ.

- Chỉ định dùng thuốc ức chế tiết dịch vị để dự phòng loét, bắt đầu bằng PPIs.

- Chỉ điều trị dự phòng cho người bệnh cấp cứu có kèm theo chảy máu dạ dày. 

Tìm hiểu thêm về các bệnh dạ dày: tại đây.

 c. Dự phòng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Để dự phòng viêm loét dạ dày do HP cần tìm hiểu cách thức lây truyền cũng như đường lây truyền của chúng.

- Lây nhiễm qua đường miệng- miệng: Do vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên chúng được lây truyền từ người này sang người khác (nhất là người trong một gia đình) khi dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con.

- Lây nhiễm qua đường dạ dày- miệng: Khi ợ chua, HP lẫn chung với dịch dạ dày lên miệng và lây bệnh sang cho người bên cạnh bằng cách bám trên đồ ăn, dụng cụ cầm nắm chung…

- Từ thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh.

Dự phòng bệnh bằng cách:

- Chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý có lẽ phương pháp phòng viêm loét dạ dày do HP hiệu quả nhất.

Nên ăn chín, uống sôi.

Nên ăn chín, uống sôi.

- Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, gia vị kích thích niêm mạc như ớt, tiêu.

- Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng nhiễm vi khuẩn HP hoặc chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

 - Thăm khám định kỳ, nhất là ở người trên 40 tuổi.

Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 giúp chúng ta có thể tiếp cận với sự cải tiến mới nhất của y học. Trên các báo đài và trang mạng xã hội, chủ đề về viêm loét dạ dày chưa bao giờ là giảm sức nóng vì đây được cảnh cáo là căn bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa. Chúng ta thường chủ quan rằng “ai đó mắc bệnh và người đó không phải là minh” cho đến khi có chuyện không may xảy đến. Hãy chủ động dự phòng bệnh viêm loét dạ dày ngay từ hôm nay để không phải hối tiếc rằng “giá như”.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/02/2022 - Cập nhật 25/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Điều trị viêm loét dạ dày ở đâu uy tín đang là thắc mắc của đa số bệnh nhân và gia đình. Bài viết dưới đây,  IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gửi đến bạn danh sách 9 bệnh...

21/07/2023

459 Lượt xem

14 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9954 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3117 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3038 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG