Sốt rét không mắc chủ yếu vào một nhóm đối tượng, bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh. Miễn dịch cơ thể đối với bệnh sốt rét không đầy đủ và thời gian ngắn hạn nên tỷ lệ tái nhiễm cao. Một người có thể có đồng thời hai ba loại ký sinh trùng sốt rét do không có miễn dịch chéo. Trẻ em khi mắc sốt rét sẽ gây mất máu và tổn thương não trực tiếp. Qua thời kỳ mắc bệnh có thể để lại nguy cơ suy giảm thần kinh và nhận thức, động kinh.
1. Sốt rét là bệnh lý gây ảnh hưởng như thế nào?
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium spp, gây ra, thường gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles. Ký sinh trùng sống chủ yếu trong hồng cầu và gây nên bệnh cảnh toàn thân, có thể có tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình thường là cơn sốt rét, có kèm gan, lách to hoặc thiếu máu. Những thể lâm sàng nặng (hay sốt rét ác tính) có tổn thương não, đái huyết cầu tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch có thể gây tử vong.

2. Tác nhân lây truyền và phương thức sinh sản của ký sinh trùng bệnh sốt rét
-Tác nhân gây bệnh
Có hơn 60 loài ký sinh trùng sốt rét khác nhau, nhưng chỉ có 4 loại gây bệnh ở người, còn lại gây bệnh trên các loài động vật có xương sống:
- P.falciparum
- Ρ. vivax
- P. malariae
- P. ovale
Hiện nay, tại Việt Nam lưu hành cả 4 loại ký sinh trùng, nhưng hay gặp là P.falciparum và P. Vivax, trong đó P.falciparum thường gây bệnh cảnh sốt rét ác tính.
- Đặc điểm chung của ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng sốt rét là loại đơn bào, ký sinh bắt buộc trên cơ thể động vật có xương sống. Plasmodium sống ký sinh trên hai vật chủ: ở người là giai đoạn vô tính và ở muỗi Anopheles là giai đoạn hữu tính.
Giai đoạn sinh sản vô tính
- Muỗi Anopheles đốt, hút máu người bệnh rối truyền thoa trùng sốt rét vào cơ thể người khỏe mạnh. Ký sinh trùng chỉ ở trong máu ngoại vi khoảng 30 phút rồi xâm nhập vào tế bào gan (giai đoạn ngoại hồng cầu). Tại tế bào gan, ký sinh trùng nhân lên nhiều lần tạo ra thể phân liệt (Schizon), khi đạt một số lượng nhất định sẽ phá vỡ tế bào gan và tràn vào máu. Đây là giai đoạn tiền | hồng cầu (thời kỳ ủ bệnh), không có triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn này khác nhau tùy từng loại ký sinh trùng nhưng đều không dưới 8 ngày.
- Sau khi phá vỡ tế bào gan, các mảnh phân liệt sẽ xâm nhập vào hồng cầu | giai đoạn hồng cầu). Tại hồng cầu, ký sinh trùng tiếp tục nhân lên, rồi phá vỡ hồng cầu và xâm nhập vào các hồng cầu khác. Đây là lý do gây thiếu máu và các cơn sốt rét điển hình
- Với P.falciparum thì tất cả các mảnh phân liệt đều xâm nhập vào hồng cầu. Với P.vivax,P.malariae, P.Quale thì đại bộ phận ký sinh trùng xâm nhập vào hồng cầu, còn một số ít tiếp tục ở lại trong gan sinh sản vô tính. Tại hồng cầu, ký sinh trùng tiếp tục phân chia, một số ít phát triển thành giao tử đực và cái, rồi được muỗi hút vào khi đốt người.
Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi
- Giao tử đực và giao tử cái được muỗi Anopheles hút vào tạo thành hợp tử. Hợp tử qua thành dạ dày muỗi rồi phát triển thành thoa trùng và được giải phóng vào tuyến nước bọt của muỗi, khi bị muỗi đốt ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể người.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Đặc điểm riêng từng loại ký sinh trùng
a. P.falciparum
P. falciparum có thời gian ủ bệnh từ 8-10 ngày, chu kỳ nội hồng cầu kéo dài 48 giờ hoặc 24 giờ, tồn tại tối đa trong máu 12 tháng.
P. falciparum xâm nhập vào hồng cầu ở mọi lứa tuổi và gây tái phát bệnh trong vòng 7-15 ngày. Ký sinh trùng có khả năng nhân lên trong tế bào gan từ một thoa trung thành 30.000 merozoite, gấp 3 lần so với P.vivax (10.000 merozoite) và gấp 2 lần so với P.malariae, P.ovale (15.000 merozoite) chính vì vậy dễ gây sốt rét ác tính. Hiện nay P.falciparum kháng lại nhiều loại thuốc sốt rét.
b. P. vivax
P. vivax có thời gian ủ bệnh 8 ngày, có thể gây tái phát xa (2 năm) do một số ký sinh trùng ở lại trong gan tiếp tục phát triển. P. vivax chỉ xâm nhập các hồng cầu non, không gây sốt rét ác tính, chu kỳ nội hồng cầu là 48 giờ.
Hiện nay, phần lớn các trường hợp sốt rét do P. vivax vẫn còn nhạy cảm với Chloroquine.
c. P. malariae và P. ovale
Thời gian ủ bệnh không dưới 18 ngày, chu kỳ nội hồng cầu là 48 giờ, không gây sốt rét ác tính, nhưng gây tái phát xa sau vài năm, thậm chí hàng chục năm.
2.4 Muỗi truyền bệnh
Muỗi truyền bệnh sốt rét có tên khoa học là Anopheles. Trên thế giới có tới 300 loài Anopheles, trong đó có 60 loài truyền được bệnh sốt rét cho người và động vật có xương sống. Tuy nhiên ở Việt Nam thường gặp 4 loài, trong đó hay gặp nhất là Anopheles minimus.

2.5 Phương thức truyền bệnh
- Qua muỗi truyền.
- Qua truyền máu.
- Qua nhau thai từ mẹ sang con.
2.6 Tình hình bệnh trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, theo thống kê, hiện có khoảng 80% dân số thế giới ở 90 quốc gia có nguy cơ bị mắc sốt rét (xấp xỉ 2 tỷ người), tập trung chủ yếu ở châu Phi, Nam Mỹ, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á.
Tại Việt Nam: từ năm 1958, Việt Nam đã tiến hành tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Tuy vậy, do biến động dân cư, nhất là sau năm 1975, tình hình bệnh sốt rét diễn biến phức tạp, có lúc trội lên thành dịch như vào năm 1990-1993.

Hiện nay chương trình phòng chống sốt rét quốc gia đang thực hiện phương châm:
- Giảm tỷ lệ mắc.
- Giảm tỷ lệ sốt rét nặng và ác tính.
- Giảm tỷ lệ tử vong.
- Tiêu diệt vector truyền bệnh (muỗi anopheles ).
- Phòng chống muỗi đốt (dùng màn tâm).
Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh chóng và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đối với hầu hết các ca bệnh nặng phải có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!