Nội dung chính
  • Bệnh gout là gì?
  • Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm mới
Nội dung chính
  • Bệnh gout là gì?
  • Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm mới

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm mới

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa khá phức tạp liên quan tới sự gia tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu. Nguyên nhân có thể do sự đào thải của thận bị suy yếu hoặc sử dụng quá nhiều các thực phẩm chứa purin. Gout vốn được mệnh danh là “bệnh người giàu” nên dịp Tết chính là yếu tố thúc đẩy, khởi phát cơn gout cấp. Nếu bạn được chẩn đoán bệnh gout, hãy tuân theo chế độ dinh dưỡng mà iSofHcare chia sẻ dưới đây để có một cái Tết trọn vẹn hơn.
Nội dung chính
  • Bệnh gout là gì?
  • Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm mới

 

Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh chuyển hóa xảy ra do tăng acid uric máu được đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức. Bệnh này khởi nguồn từ việc tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric niệu.

bệnh gout là gì - IVIE - Bác sĩ ơi

Dựa vào các nguồn cung cấp acid uric và cơ chế đào thải của thận có thể nhận thấy các nguyên nhân của bệnh gout như:

- Tăng sản xuất acid uric: Dùng nhiều thức ăn có chứa purin, tăng thoái giáng các nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.

- Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận. Một số ít có liên quan tới sự giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm mới

Gout là bệnh mãn tính nên bình thường bạn có thể sống chung và nó thường không mang lại quá nhiều rắc rối. Tuy nhiên khi có các yếu tố thuận lợi, đặc biệt là trong dịp tết như ăn quá nhiều thịt, uống rượu bia, cảm xúc mạnh, vi sang chấn, sau nhiễm khuẩn, sau dùng thuốc lợi tiểu...thì sẽ là một đợt gout cấp với các triệu chứng cấp tính dữ dội. Chính vì vậy duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học trong dịp tết là một cách phòng ngừa gout cấp cực kỳ hiệu quả.

Dinh dưỡng cho người bị gout

1. Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn chính là chất làm sản sinh ra hàm lượng axit uric trong máu. Khi hàm lượng axit này trong máu tăng quá ngưỡng cho phép, sẽ làm tích tụ các tinh thể muối urat tại các khớp chân và tay. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh gout.

Việc tránh các đồ uống có cồn cũng mang đến lợi ích cho toàn thể các mô và hệ nội tạng bên trong cơ thể, gián tiếp ngăn ngừa và hỗ trợ cho cơ thể tránh khỏi đợt cấp bệnh gout

2. Hạn chế dùng nước ngọt, đồ uống có gas và nước trái cây đóng sẵn

Nước ngọt thường chứa các chất bảo quản gây hại và đặc biệt là fructose, một chất làm sản sinh mạnh axit uric - nguyên nhân gây gout. Trong cơ thể người có chứa mã gen SLC2A9 đảm nhiệm chức năng đào thải độc tố và axit uric, các thành phần hóa học trong nước ngọt sẽ làm thay đổi một số cấu trúc gen này, gây ra sự đảo lộn chức năng gen khiến tăng nguy cơ lắng đọng uric ở các khớp.

Theo nghiên cứu từ viện khoa học và dinh dưỡng quốc gia, nếu sử dụng 1 lon nước ngọt mỗi ngày trong 1 năm, nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng từ 20 đến 30%.

3. Hạn chế protein động vật và thay thế bằng protein thực vật

Khá nhiều người có quan niệm sai lầm về protein. Họ tin rằng về việc dung nạp protein cho cơ thể càng nhiều thì càng tốt. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Việc ăn uống quá nhiều protein hoàn toàn có thể dẫn đến các tác hại như tăng cân, béo phì, hại thận, rò rỉ khoáng xương khiến bệnh gout trầm trọng hơn. Cần phân biệt rõ hai nhóm protein từ thực vật và động vật để có lựa chọn riêng phù hợp với thể trạng mỗi người.

- Với các bệnh nhân gout, nhóm protein động vật cần giảm ở mức tối thiểu. Nguyên nhân là bởi các protein động vật có chứa nhiều cholesterol và purin, một loại hợp chất làm đẩy nhanh sự tổng hợp axit uric trong máu khiến bệnh gout thêm nặng nề hơn. Một số loại thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản...

- Với các protein đến từ thực vật, dù không cung cấp lượng axit amin dồi dào như động vật nhưng lại cực kỳ an toàn cho người bệnh gout. Trong thực vật có chứa glycosides, alkaloids, flavonoids, vitamin C, vitamin B2, vitamin B6, vitamin K, kẽm, sắt, photpho… và còn nhiều chất chống oxy hóa khác.

Nhờ các khoáng chất này mà thực vật có khả năng đào thải độc tố, cân bằng axit uric trong máu cực tốt mà không làm sản sinh thêm bất cứ phụ chất gây hại nào khác cho hệ tim mạch. Trong hạt hướng dương, hạt lanh có hàm lượng protein thực vật rất tốt mà người bị gout có thể sử dụng trong dịp tết.

4. Lựa chọn sữa ít béo

Việc bổ sung nguồn năng lượng đến từ sữa là hết sức cần thiết với các bệnh nhân gout để duy trì được tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên cần thận trọng trong lựa chọn loại thực phẩm này bởi một số thành phần như chất béo, chất tổng hợp uric sẽ phát sinh tác dụng ngược với gout.

Trên thị trường hiện có một số loại sữa ít béo phù hợp cho bệnh nhân gout như sữa tách kem, sữa chua ít chất béo... Bởi quá nhiều chất béo no trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng đào thải acid uric tăng nguy cơ mắc gout hoặc khởi động đợt cấp gout.

5. Ăn nhiều quả cherry

Cherry là một loại quả nhập khẩu khá đặc biệt bởi nó chứa hầu hết các khoáng chất cần thiết cho cơ thể chỉ trong một lượng nhỏ. Có thể kể đến nhóm vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6, K. Các khoáng chất canxi, magie, mangan, photpho, kali, natri cùng chất xơ thực phẩm, đường đơn hay các chất chống oxy hóa.

Các yếu tố này sẽ làm giảm quá trình lắng đọng axit uric, chống viêm và sưng tại các khớp. Hàm lượng vitamin C chiếm tới 18% vi khoáng cùng lượng lớn anthocyanins là tác nhân quan trọng trong chống viêm và chống oxy hóa ở bệnh nhân gout.

Bệnh gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa do ăn uống. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Hy vọng những thông tin trên cung cấp cho bạn đọc nhiều điều bổ ích nhất.

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/03/2021 - Cập nhật 05/04/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm...

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh gout trong dịp đầu năm...

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa khá phức tạp liên quan tới sự gia tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu. Nguyên nhân có thể do sự đào thải của thận bị suy...

29/03/2021

1389 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG