Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ống cổ tay là gì?
  • 2. Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh Hội chứng ống cổ tay
  • 3. Top Bác sĩ khám hội chứng ống cổ tay giỏi tại Hà Nội
  • 4. Một số lưu ý khi đi khám
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ống cổ tay là gì?
  • 2. Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh Hội chứng ống cổ tay
  • 3. Top Bác sĩ khám hội chứng ống cổ tay giỏi tại Hà Nội
  • 4. Một số lưu ý khi đi khám
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng ống cổ tay khám gì, khám tại đâu tốt ở Hà Nội?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý có thể gặp ở một số ngành nghề yêu cầu vận động cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng sử dụng máy tính, phụ nữ làm việc nội trợ, người đi xe máy nhiều giờ trong ngày, người bán thịt cá, lao công ...bởi họ hay phải sử dụng bàn tay và cổ tay thường xuyên trong cùng một động tác thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Hội chứng ống cổ tay thường có các triệu chứng lâm sàng và đặc biệt là những triệu chứng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và giấc ngủ của bạn.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ống cổ tay là gì?
  • 2. Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh Hội chứng ống cổ tay
  • 3. Top Bác sĩ khám hội chứng ống cổ tay giỏi tại Hà Nội
  • 4. Một số lưu ý khi đi khám

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của cánh tay. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ tay và bàn tay. Hội chứng này thường gây ra cảm giác đau, tê ran và ngứa bàn tay, gây trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh Hội chứng ống cổ tay

a. Triệu chứng

Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ cảm thấy những triệu chứng sau:

  • Tê, ngứa ran và đau chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng nặng hơn vào ban đê
  • Cảm giác “kim châm” ở tay
  • Cảm giác sưng ở ngón tay
  • Cảm giác đau và ngứa ran có thể lan lên phần cẳng tay và vai.
  • Tay yếu khiến bạn khó cầm nắm đồ vật, cài cúc áo, sử dụng điện thoại….

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của Hội chứng ống cổ tay bắt đầu từ từ và không có cảm giác chấn thương cụ thể. Nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng xuất hiện ban đầu rồi biến mất. Tuy nhiên, khi tình trạng xấu đi, các dấu hiệu có thể xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn.

Cảm giác sưng ở ngón tay

b. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thường gặp như công việc vận động cổ tay nhiều, chấn động rung do dụng cụ cầm tay, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm - xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay,…. Hội chứng này còn hay gặp trong các chứng viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính..

c. Cách điều trị

  • Mức độ nhẹ: Thay đổi tư thế cổ tay tránh làm việc liên tục, đeo nẹp cố định cổ tay, chườm đá, tập vật lý trị liệu kéo giãn thần kinh, hoặc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Nếu mức độ trung bình, nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên thì phẫu thuật sẽ đặt ra để cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng chèn ép cho thần kinh. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở. 

Bệnh nhân nên tiến hành đi khám sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Để nhận được bác sĩ tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị thích hợp với tình hình bệnh của mình.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

3. Top Bác sĩ khám hội chứng ống cổ tay giỏi tại Hà Nội

a. Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Mạnh Hùng - khoa Phẫu thuật Thần kinh II, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Mạnh Hùng

- Chức vụ: Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Thần Kinh II

- Quá trình đào tạo:

  • Năm 2004: Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Năm 2008: Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Cộng hòa Pháp (FFI) .
  • Năm 2015: Bảo vệ luận án Tiến sĩ Học viện Quân Y.

- Thế mạnh chuyên môn:

  • Phẫu thuật mạch máu não.
  • Phẫu thuật nối mạch não.
  • Phẫu thuật nền sọ - U não thất.
  • Phẫu thuật u tủy.

b. Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đình Toàn- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đình Toàn- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

- Chức vụ: Phó Trưởng khoa Khám xương và điều trị ngoại trú

- Quá trình đào tạo:

  • Năm 2001: Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội.
  • Năm 2004: Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú trường Đại học Y Hà Nội. 
  • Năm 2016: Bảo vệ luận án Tiến sĩ trường Đại học Y Hà Nội.
  • Được đào tạo dài hạn và ngắn hạn tại các nước : Úc, Đức, Mỹ, Pháp 

- Thế mạnh chuyên môn:

  • Phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp.
  • Điều trị bảo tồn.

c. Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Minh -  Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Minh -  Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

- Chức vụ:

  • Giảng viên Bộ môn Ngoại, chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội.

- Quá trình đào tạo:

  • 2002- 2008: Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • 2008- 2011: Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • 2014- 2019: Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Tháng 9- 12/ 2012: Phẫu thuật nội soi khớp gối và khớp vai, Samsung Medical Center, Seoul, Korea.
  • Tham gia nhiều khóa học Phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật kết hợp xương tại Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ…

- Thế mạnh chuyên môn:

  • Các bệnh lý vùng tay- vai
  • Phẫu thuật, tại khám & điều trị các chấn thương vùng tay- vai, chấn thương do thể thao

4. Một số lưu ý khi đi khám

Bạn nên tham khảo xem cơ sở y tế đó có Đặt lịch hẹn khám trước được không. Nếu Đặt lịch được sẽ rất thuận tiện, được khám đúng bác sĩ mình yêu cầu, được thông báo khi thay đổi lịch, được nhắc nhở chuẩn bị trước khi đi khám…

  • Bạn nên ghi lại các câu hỏi/thắc mắc trước khi đi khám
  • Bạn nên ghi lại chính xác tình trạng bệnh, triệu chứng mình gặp phải. Xuất hiện từ bao giờ, mức độ như thế nào, đã uống thuốc hay đi chữa trị ở đâu cơ sở y tế nào chưa?
  • Trước khi đi khám, bạn cũng nên tìm hiểu một vài địa chỉ khám chuyên sâu và uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.
  • Tìm hiểu giá khám, chi phí khoảng bao nhiêu để ước lượng, chuẩn bị tiền cho hợp lý.
  • Bạn nên tham khảo xem cơ sở y tế đó có Đặt lịch hẹn khám trước được không. Nếu Đặt lịch được sẽ rất thuận tiện, được khám đúng bác sĩ mình yêu cầu, được thông báo khi thay đổi lịch, được nhắc nhở chuẩn bị trước khi đi khám…

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/07/2021 - Cập nhật 20/08/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Hội chứng parkinson là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phương ...

Hội chứng parkinson là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phương ...

Bệnh Parkinson thường xuất hiện trung bình ở độ tuổi 57, thường mang tính tự phát. Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng của bệnh Parkinson (PD) bắt đầu một...

17/08/2021

1602 Lượt xem

6 Phút đọc

Hội chứng ống cổ tay khám gì, khám tại đâu tốt ở Hà Nội?

Hội chứng ống cổ tay khám gì, khám tại đâu tốt ở Hà Nội?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý có thể gặp ở một số ngành nghề yêu cầu vận động cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng sử dụng máy tính, phụ nữ làm việc nội...

13/07/2021

2077 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG