Polyp đại tràng thường được phát hiện khi nội soi đại trực tràng, đa phần là lành tính. Tuy nhiên, polyp có thể tiến triển ác tính và phát triển thành ung thư đại tràng, vì vậy cần được cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp có mọc lại không? Làm thế nào để phòng ngừa polyp tái phát?
1. Khi nào cần cắt polyp đại tràng?
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng không gây ra các triệu chứng. Người bệnh thường tình cờ phát hiện sau khám kiểm tra sàng lọc ung thư ruột kết thông thường hoặc nội soi đại tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp polyp đại tràng có kích thước lớn hoặc nằm ở vị trí đặc biệt có thể gây ra một vài biểu hiện như:
- Chảy máu trực tràng, xuất hiện máu trong phân.
- Người bệnh tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài trên một tuần.
- Khối polyp đại tràng gây tình trạng buồn nôn, nôn.
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc polyp, đặc biệt những người từ 50 tuổi trở lên. Hoặc những đối tượng có yếu tố nguy cơ như: thừa cân, hút thuốc, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc polyp đại tràng, ung thư ruột kết…
Cắt bỏ là cách tốt nhất để điều trị polyp đại trực tràng, thường áp dụng cho các trường hợp khối polyp lớn, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiêu hoá hoặc sinh thiết có bất thường, có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi để cắt bỏ polyp do ít xâm lấn, hiệu quả cao và thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
2. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?
Cắt polyp đại tràng thì có khả năng tái phát lại hay không. Sau cắt, nếu thực hiện kỹ thuật tốt thì chúng hiếm khi mọc trở lại. Song trên thực tế, có tới 30% bệnh nhân sau phẫu thuật có khối polyp phát triển. Vị trí mọc polyp mới có thể trùng hoặc không trùng khớp với vị trí polyp cũ.
Cắt polyp đại tràng
Tình trạng mọc lại polyp đại tràng chủ yếu do 2 nguyên nhân:
a. Bỏ sót polyp khi cắt
Ở mỗi người bệnh, kích thước, hình dạng và vị trí của polyp là khác nhau, vô cùng đa dạng. Vì thế, nội soi cắt polyp đại tràng dễ gặp tình trạng bỏ sót một phần polyp, đặc biệt các polyp có kích thước nhỏ dưới 5mm.
Theo thời gian, những polyp bị sót có thể tiếp tục phát triển và mọc trở lại. Những polyp này hoàn toàn có thể biến chứng thành ung thư, do đó cũng cần cắt bỏ trong trường hợp cần thiết.
b. Polyp đại tràng tiếp tục tăng sinh sau cắt
Nguyên nhân thứ hai khiến polyp đại tràng mọc lại là do sự tăng sinh sau cắt. Theo kích thước, polyp được chia làm nhiều loại khác nhau như polyp nhỏ (kích thước dưới 5mm), polyp trung bình (kích thước từ 5 – 10 mm), polyp lớn (trên 10 mm). Hơn nữa, polyp đại tràng lớn có thể có hình dạng răng cưa, hình dạng đặc biệt phải cắt bỏ từng phần. Vì thế, nội soi cắt polyp dễ xảy ra tình trạng không loại bỏ hết polyp. Từ đó khiến chúng tiếp tục tăng sinh, phát triển thành ung thư.
3. Làm thế nào ngăn ngừa polyp tái phát?
Làm thế nào ngăn ngừa polyp tái phát?
a. Tái khám thường xuyên
Để có thể kiểm soát tốt tình trạng polyp mọc lại sau cắt, bệnh nhân cần được tái khám thường xuyên sau phẫu thuật. Thời gian tái khám định kỳ tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của polyp. Tái khám 1 lần/năm trong khoảng vài năm sau cắt bỏ polyp để kịp thời phát hiện những bất thường hệ tiêu hoá.
Tầm soát định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng tái phát bệnh:
- Nếu số lượng polyp ít (1 – 2) khối, kích thước nhỏ dưới 5mm, có thể nội soi lại sau 5 – 10 năm.
- Nếu polyp có kích thước lớn hơn 10mm, số lượng nhiều hơn, nguy cơ ung thư trung bình, có thể nội soi lại sau 3 năm.
- Nếu polyp lớn từ 20mm, và/hoặc có kết quả gợi ý ác tính cần thực hiện nội soi mỗi năm một lần.
- Những bệnh nhân có tiền sử gia đình polyp hoặc ung thư đại tràng nên nội soi đại tràng 1 – 2 năm một lần.
Đồng thời, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong dùng một số thuốc ngăn ngừa polyp mới hoặc phát triển trên mẫu mô chưa cắt bỏ hết.
Đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm về tiêu hóa tại IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ kịp thời.
b. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh cho bản thân:
- Chế độ ăn uống của người polyp đại tràng cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng các nguồn thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây, thịt nạc,…
- Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D giúp ngăn ngừa hình thành polyp đại tràng. Các thực phẩm giàu vitamin D và canxi bao gồm: cá, gan, trứng, sữa…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…
c. Chế độ sinh hoạt, tập luyện lành mạnh
Người bệnh sau cắt polyp đại tràng cần tuyệt đối không hút thuốc lá gây tổn hại cho hệ hô hấp và hệ tiêu hoá.
Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe toàn thân, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, giảm cân…
Tùy vào tính chất, mức độ polyp và chế độ sinh hoạt của người bệnh mà khả năng tái phát có thể thấp hoặc cao. Do đó, bạn và gia đình nên chủ động trong việc bảo vệ sức khoẻ, kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám đại tràng cùng các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.