Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng được các mẹ than phiền như “khò khè cần cổ” hay “đàm nhớt nhiều trong họng khiến trẻ không nuốt được”. Trẻ bị trào ngược dạ dày không chỉ khiến con khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Để biết cách chăm sóc con khi bị trào ngược, hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bài viết này.
1. Phân biệt trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và bệnh lý
Trẻ bị trào ngược dạ dày thường do nguyên nhân sinh lý là ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi và thường hết trong khoảng 12 – 18 tháng. Tình trạng này có thể được cải thiện khi trẻ ợ hơi thường xuyên sau các bữa ăn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải chữa trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý khi trẻ có các biểu hiện: từ chối ăn uống, quấy khó, ọc vòi rồng thường xuyên, không tăng cân, thường xuyên thở khò khè hoặc khó nuốt, ho, khó ngủ đêm… Những trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367

Trẻ có biểu hiện sụt cân hoặc không tăng cân.
2. Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
Với trẻ bị trào ngược dạ dày sinhh lý, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì tình trạng này chỉ diễn ra trong những thời gian đầu của con trẻ. Tuy nhiên, việc biết chăm sóc đúng cách sẽ giúp con trẻ dễ chịu hơn, làm giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược.
a. Chăm sóc trẻ nhỏ
Đối với những trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chia nhỏ lượng sữa trong mỗi cữ bú của bé, thông thường khoảng 30 – 60ml/lần. Với những trẻ bú nhiều hơn 60ml/lần thì sau 60ml, tiếp tục ẵm trẻ ở tư thế đầu cao và giúp con trẻ ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ vào lưng của trẻ, sau đó mới cho trẻ bú tiếp. Bố mẹ cần lưu ý không nên vác trẻ lên vai sau khi bú vì có thể khiến trẻ bị ọc sữa do tư thế này làm chèn ép dạ dày.
Quá trình bú mẹ hoặc bú bình có thể làm dạ dày bị căng do trẻ nuốt nhiều hơn. Sau khi trẻ bú xong, không nên rung lắc mà để trẻ trong tư thế thẳng khoảng 15 – 20 phút cho trẻ ợ hơi và không cảm thấy khó chịu.
Bố mẹ cũng cần làm cho sữa đặc hơn bằng cách pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức với một lượng bột gạo hoặc bột ngũ cốc. Từ đó sẽ giúp lượng sữa mỗi lần bú giảm đi, lượng sữa trong dạ dày nhờ đó cũng giảm xuống và làm giảm tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày hơn. Khi pha thêm bột vào sữa, bố mẹ cần lưu ý sử dụng núm vú có lỗ rộng hơn để giúp sữa chảy dễ dàng nhất.
Ngoài ra, khi trẻ bú xong, bố mẹ nên đặt trẻ ở tư thế đầu cao hơn với mặt giường khoảng 30 độ, làm giảm các triệu chứng trào ngược.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thường do nguyên nhân sinh lý là ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
1900 3367
b. Chăm sóc trẻ lớn
Với những trẻ lớn, để hạn chế tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày, bố mẹ cần hạn chế các thức ăn, đồ uống có tính kích thích dạ dày của con như: thức ăn có vị chua, thức ăn cay nóng, cà phê… Vì sẽ làm triệu chứng trào ngược nặng nề thêm.
Ngoài ra, với những trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò, nếu trẻ đang uống sữa công thức và có biểu hiện trào ngược, bạn cần đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn cho con.
3. Phòng ngừa trẻ bị trào ngược dạ dày
Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, bố mẹ cân lưu ý khi chăm sóc trẻ là:
- Chuẩn bị cho trẻ quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít và cho trẻ ăn thường xuyên.
- Sau khi ăn, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có tính acid, cay, chứa caffein, nhiều chất béo có hại…
- Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và để bé nằm duy trì ở tư thế này cả khi ngủ. Hoặc có thể nằm nghiêng bên trái để giúp làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.
- Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ, tránh khói thuốc lá.
Trong trường hợp khi các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng một số thuốc trị đau dạ dày như:
- Thuốc kháng thụ thể H2 giúp làm ngăn chặn tiết acid dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.
- Thuốc prokinetic sử dụng làm tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới giúp làm rỗng dạ dày.

Thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu triệu chứng nặng lên.
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và cách chăm sóc có thể giúp trẻ khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, muốn được như mong muốn, ba mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất. Nếu bạn còn đang lúng túng hay băn khoăn về tình trạng sức khỏe của con mình, hãy liên hệ đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế thông qua hotline của IVIE - Bác sĩ ơi.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.