Nội dung chính
  • Cách chơi với trẻ tự kỷ làm sao cho đúng
  • Một số trò chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ
Nội dung chính
  • Cách chơi với trẻ tự kỷ làm sao cho đúng
  • Một số trò chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hướng dẫn cha mẹ cách chơi với trẻ tự kỷ

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Khác với trẻ bình thường, chơi với trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thấu hiểu về những khó khăn mà chúng đang gặp phải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về các cách chơi với trẻ tự kỷ hiệu quả giúp trẻ phát triển toàn diện dựa trên các phương pháp từ chuyên gia.
Nội dung chính
  • Cách chơi với trẻ tự kỷ làm sao cho đúng
  • Một số trò chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ

Cách chơi với trẻ tự kỷ làm sao cho đúng

Cơ chế phát triển và vận động của trẻ tự kỷ sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, cha mẹ cần phải biết cách chơi với trẻ tự kỷ làm sao cho đúng để thúc đẩy quá trình phát triển đó một cách tốt nhất. Dưới đây là một phương pháp nổi bật mà bất cứ phụ huynh nào cũng không nên bỏ qua:

Các cách chơi với trẻ tự kỷ tốt nhất

Các cách chơi với trẻ tự kỷ tốt nhất

Dành thời gian chơi cùng trẻ

Việc dành ra nhiều thời gian chơi cùng con trẻ sẽ giúp chúng tăng cường khả năng tương tác và giao tiếp với xã hội xung quanh. Đồng thời phải linh hoạt thay đổi và tạo ra các hoạt động mới nhằm kích thích sự hứng thú trong nội tâm của bé. Đặc biệt, tránh trường hợp để trẻ tự chơi một mình vì đôi khi có thể xảy ra các tình huống rắc rối. 

Nên lựa trò chơi và mức độ phù hợp

Như bạn đã biết, chứng rối loạn tự kỷ có nhiều mức độ khiếm khuyết khác nhau. Vì vậy, phụ huynh cần hiểu các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ và nắm rõ tình trạng của con để lựa chọn những trò chơi có mức độ phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều trò chơi được phát minh riêng dành cho trẻ tự kỷ. Qua đó, cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện dựa trên mong muốn của trẻ. Tuy nhiên, hãy ưu tiên các trò chơi có cách thức đơn giản, ít thao tác để trẻ có thể dần làm quen và tăng sự hứng thú của mình.

Xem thêm: 12+ Cách dạy trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại nhà

Giải thích kỹ càng về trò chơi và kiên nhẫn với trẻ

Để trẻ có thể nắm bắt và thích ứng một cách dễ dàng hơn, cha mẹ cần giải thích kỹ càng cho bé về các luật chơi và cách chơi. Trong một vài trường hợp, bé sẽ không có hứng thú với các trò chơi nhưng nếu được giải thích cặn kẽ, trẻ sẽ bị thu hút bởi một yếu tố nào đó. Sau vài lần thử, bé sẽ hòa nhập và bắt đầu nhập cuộc tốt hơn.

Động viên và khen ngợi trẻ

Lời động viên và khen ngợi là động lực lớn của trẻ tự kỷ

Lời động viên và khen ngợi là động lực lớn của trẻ tự kỷ

Quan trọng nhất, đó là cha mẹ không được ngừng động viên và khen ngợi trẻ mỗi khi chúng làm tốt bất cứ điều gì đó. Trẻ sẽ xem đó là động lực tích cực và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để có được sự công nhận từ mọi người xung quanh. 

Tạo không gian vui chơi an toàn

Trẻ tự kỷ thường có hệ thần kinh nhạy cảm, cho nên phụ huynh nên tạo một không gian vui chơi phù hợp cho bé. Môi trường này không cần quá rộng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu về: độ yên tĩnh, thoáng mát, an toàn và thoải mái khi vui chơi và vận động.

Tìm hiểu thêm: Nắm lòng bí quyết dạy trẻ tự kỷ tại nhà từ chuyên gia

Một số trò chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ

Theo thực nghiệm và các khuyến cáo từ các chuyên gia, sự phát triển của của trẻ tự kỷ sẽ trở nên tốt hơn khi được học tập và rèn luyện bằng một số trò chơi sau:

Trò chơi ú òa

Đây là trò chơi không chỉ đem đến tiếng cười cho trẻ mà còn tăng khả năng kích thích hoạt động của não bộ. Từ đó cải thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội và tương tác với mọi người xung quanh.

Trò chơi ú òa

Trò chơi ú òa

Cách chơi:

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi:

  • Bước 1: Bố mẹ khép hai bàn chân của trẻ và úp mặt của mình vào đó.

  • Bước 2: Lúc úp bàn chân sẽ đọc lệnh “Ú” và khi mở bàn chân cho bé thấy mặt mình một cách bất ngờ hãy nói lệnh “Òa”.

Đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi:

  • Bước 1: Thay vì nắm chân thì ba mẹ sẽ tự lấy hai bàn tay của mình để úp lên mặt.

  • Bước 2: Khi bàn tay úp, nói chữ “Ú” và khi mở bàn tay ra thì nói chữ “Òa”.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên:

  • Bước 1: Ba mẹ chỉ bé cách tự lấy bàn tay của mình úp vào mặt bé.

  • Bước 2: Phụ huynh cùng úp tay lên mặt và nói lệnh “Ú”. Khi cả hai cùng mở bàn tay ra, hãy nói chữ “Òa”.

Trò chơi chi chi chành chành

Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian khá quen thuộc với trẻ thiếu nhi Việt Nam. Cách chơi của nó rất đơn giản, không cần vận động quá nhiều nhưng vẫn để lại những hiệu quả phát triển tốt.

Trò chơi dân gian chi chi chành chành

Trò chơi dân gian chi chi chành chành

Cách chơi:

  • Bước 1: Cha mẹ hãy xòe và ngửa bàn tay trái của mình ra, sau đó đưa ngón tay trỏ bên phải đặt vào lòng bàn tay và hướng dẫn tương tự cho bé.

  • Bước 2: Hát đoạn vè dân gian:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập”.

  • Bước 3: Khi hát đến chữ “Ập”, phụ huynh hãy ngay lập tức nắm tay lại để chộp lấy ngón trái của trẻ. Để không bị bắt, trẻ bắt buộc phải tập trung và tăng tính vận động của các ngón tay.

Trò chơi bắt chước

Đối với những trò chơi bắt chước hành động, trẻ tự kỷ sẽ học được các cử chỉ và cảm xúc đơn giản trong mọi trường hợp. Đó là nền tảng để hình thành nên nhận thức và suy nghĩ cho các tình huống về sau. Tuy nhiên, khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ cũng gặp khá nhiều hạn chế nên ba mẹ hãy thực sự kiên nhẫn để đồng hành cùng bé nhé.

Trò chơi bắt chước hành động

Trò chơi bắt chước hành động

Về cách chơi:

  • Bước 1: Ban đầu cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ bắt chước những hành động đơn giản như: vỗ tay, đạp chân, đứng lên, ngồi xuống…

  • Bước 2: Tăng dần độ khó khi hướng dẫn trẻ bắt chước các biểu cảm như: cười, giận, khó…

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ không chỉ dành cho các trẻ phát triển bình thường mà còn phù hợp với trẻ bị mắc chứng rối loạn. Bởi trò chơi này giúp bé tương tác tốt hơn, kích thích não bộ và gia tăng khả năng nhớ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiên nhẫn khi chơi với con để tạo ra kết quả tốt nhất.

Trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ

Cách chơi:

  • Bước 1: Ngồi đối diện với trẻ, hai lòng bàn chân chạm vào nhau và bạn hãy nắm lấy tay con.

  • Bước 2: Hát bài đồng dao bên dưới, đồng thời vừa hát vừa kéo tay trẻ vào ra theo nhịp điệu:

“ Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”.

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi được gợi ý cuối cùng đó là vượt chứng ngại vật cùng bé. Cách thức này giúp trẻ rèn luyện được khả năng phản xạ, đồng thời khuyến khích trẻ hoạt động thể chất và tăng sự hứng thú khi chơi.

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Cách chơi:

Phụ huynh hãy lựa chọn và sắp xếp một số đồ vật có kích thước phù hợp theo từng vị trí nhất định. Sau đó yêu cầu và hướng dẫn bé thực hiện động tác nhảy vượt chướng ngại vật một cách an toàn để đến đích. Nếu bé bị hạn chế về vận động nhảy, ba mẹ có thể hướng dẫn con bò hoặc bước đi mà không làm ảnh hưởng đến các đồ vật đó.

Tóm lại, việc chơi cùng trẻ tự kỷ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Chỉ cần ba mẹ hiểu rõ về nhu cầu và kiên nhẫn với trẻ trong hành trình thúc đẩy sự phát triển toàn diện, mọi nỗ lực đều sẽ thành công. Đừng quên áp dụng các cách chơi với trẻ tự kỷ ở bài viết trên để nâng cao hiệu quả. 

Ngoài ra, để tư vấn với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, bạn đặt lịch qua tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Đặt lịch khám tâm lý cho bé tại bệnh viện uy tín


Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG