Nội dung chính
  • 1. Tác động của hoạt động thể lực lên suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • 2. Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới
  • 3. Lưu ý khi hoạt động thể lực cho suy- giãn tĩnh mạch chi dưới
Nội dung chính
  • 1. Tác động của hoạt động thể lực lên suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • 2. Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới
  • 3. Lưu ý khi hoạt động thể lực cho suy- giãn tĩnh mạch chi dưới
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới

Tham vấn y khoa:
BSĐỗ Thanh Tuấn
Thăm dò chức năng
Suy tĩnh mạch và giãn chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại ở vùng chân. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Nội dung chính
  • 1. Tác động của hoạt động thể lực lên suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • 2. Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới
  • 3. Lưu ý khi hoạt động thể lực cho suy- giãn tĩnh mạch chi dưới

1. Tác động của hoạt động thể lực lên suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới và cải thiện triệu chứng, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập đi bộ, tốt hơn là đi bộ không liên tục, tối thiểu 3 lần/tuần, 30 phút/buổi và trong khoảng thời gian tối thiểu trên 6 tháng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, cần tiến hành giám sát quá trình tập luyện của bệnh nhân. Các hoạt động phù hợp bao gồm đi bộ và đạp xe.

Suy tĩnh mạch và giãn chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại ở vùng chân. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Suy tĩnh mạch và giãn chi dưới.

Suy tĩnh mạch và giãn chi dưới.

Máu trong các tĩnh mạch chi dưới về tim do tác động từ:

  • Sức co bóp của tim trong thời kỳ tâm thu và sức hút của tim trong thời kỳ tâm trương
  • Do sức hút của lồng ngực 
  • Những lực từ thành động mạch kề cận lan truyền lên thành tĩnh mạch. Những lực này ở thành động mạch là do áp lực dòng chảy ở động mạch trong thì tâm thu
  • Do co cơ: Tĩnh mạch nằm xen kẽ vào các bắp cơ nên khi cơ co ép vào thành mạch dồn máu chảy theo chiều van trong tĩnh mạch. Tác động này còn gọi là bơm cơ.
  • Áp lực của gan bàn chân lên hệ tĩnh mạch Lejard nằm ở mặt gan bàn chân

Trong các tác động kể trên, “bơm cơ” và “áp lực của gan bàn chân” có vai trò quan trọng nhất và biến đổi nhiều nhất theo các hoạt động sinh hoạt và công việc hằng ngày. Tác động của hoạt động thể lực nói chung hướng tới tăng cường co cơ cải thiện “bơm cơ” và tăng cường tác động lên các tĩnh mạch vùng gan bàn chân để thay đổi áp lực lên tĩnh mạch vùng gan chân giúp máu đẩy lên trong hệ tĩnh mạch về phía tim.

Việc đi bộ, đạp xe là các hoạt động phù hợp, sẽ tạo sức ép lên các tĩnh mạch vùng gan bàn chân, nếu đi bộ ít hay thay đổi cách đi, dẫn tới thay đổi cách gan bàn chân đặt trên mặt đất; hay việc đứng quá lâu sẽ dẫn tới việc ngưng lưu thông máu tĩnh mạch vùng gan bàn chân. Từ đó làm tăng nguy cơ gây ra suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chi dưới. 

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sinh lý học- thăm dò chức năng tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới

Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới như thế nào?

  • Loại hình tập luyện: nên chọn bài tập đi bộ trên đường bằng phẳng, đạp xe ngoài trời trên đường phẳng hoặc đạp xe đạp lực kế (trong nhà/phòng tập).
  • Tần suất: Tối thiểu 3 lần 1 tuần, nếu không thể tập luyện thường xuyên thì nên xen kẽ ngày tập và nghỉ.
  • Thời lượng: 30-40 phút/lần tập luyện.
  • Thời gian duy trì: có thể thực hiện thường xuyên, thời gian đạt được hiệu quả rõ rệt khi thực hiện từ 3-6 tháng.

Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng bản thân.

Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng bản thân

Xem thêm các bài viết sinh lý học- thăm dò chức năng

3. Lưu ý khi hoạt động thể lực cho suy- giãn tĩnh mạch chi dưới

Lưu ý khi hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi dưới bạn cần lưu ý:

  • Bài tập đi bộ/ đạp xe ngoài trời: phù hợp với đối tượng trẻ tuổi hoặc trung niên, không có các tình trạng thoái hóa khớp hoặc các bệnh lý khớp đi kèm đặc biệt là khớp gối, cổ chân. Nếu gặp các tình trạng trên, nên chuyển sang bài tập với xe đạp lực kế.
  • Bài tập xe đạp lực kế (trong nhà/phòng tập): phù hợp đối tượng có các tình trạng bệnh lý khớp, cần hạn chế tác động tì đè gây hại lên khớp gối, cổ bàn chân hoặc các đối tượng không có thời gian thường xuyên tập luyện ngoài trời (ví dụ nhân viên văn phòng có thể tranh thủ giờ giải lao đạp xe đạp lực kế đặt tại văn phòng,...)

Xe đạp lực kế an toàn cho người cao tuổi (ngồi)  và trẻ tuổi

Xe đạp lực kế an toàn cho người cao tuổi (ngồi) và trẻ tuổi

Để lựa chọn bài tập và liều lượng tập luyện  phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ tim mạch, mạch máu để đạt hiệu quả cao trong tập luyện phòng và điều trị bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình. IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2022 - Cập nhật 21/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi ...

Kê đơn hoạt động thể lực dự phòng suy tĩnh mạch và giãn chi ...

Suy tĩnh mạch và giãn chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại ở vùng chân....

19/07/2022

574 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG