Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần đi khám tim mạch?
  • 2. Đối tượng nào nên đi khám tim mạch định kỳ?  
  • 3. Dấu hiệu cần đi khám tim mạch là gì?
  • 4. Đi khám sức khỏe tim mạch cần chú ý điều gì?
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần đi khám tim mạch?
  • 2. Đối tượng nào nên đi khám tim mạch định kỳ?  
  • 3. Dấu hiệu cần đi khám tim mạch là gì?
  • 4. Đi khám sức khỏe tim mạch cần chú ý điều gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Khi nào chúng ta cần đi khám sức khỏe tim mạch?

Hệ tuần hoàn là hệ thống cấp máu nuôi dưỡng toàn cơ thể. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, các bác sĩ vẫn khuyên bạn đi khám tim mạch định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu gợi ý bệnh tim mạch. Tuy nhiên, mọi người thường chủ quan mà bỏ qua những bất thường nhỏ trong cơ thể. Đôi khi những dấu hiệu đó lại là tín hiệu cho thấy bạn đang mắc những bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Và những bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ ai, trên bất kỳ độ tuổi nào. Vậy khi nào cần khám sức khỏe tim mạch?
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần đi khám tim mạch?
  • 2. Đối tượng nào nên đi khám tim mạch định kỳ?  
  • 3. Dấu hiệu cần đi khám tim mạch là gì?
  • 4. Đi khám sức khỏe tim mạch cần chú ý điều gì?

1. Vì sao cần đi khám tim mạch?

Khám sức khỏe tim mạch là việc làm cần thiết đối với mỗi người.

Hệ tuần hoàn đóng vai trò cung cấp máu và dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể.  Các cơ quan như não bộ, gan, thận,... có máu nuôi dưỡng mới có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một sự bất thường nào đó của hệ tim mạch cũng có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác. 

Theo số liệu thống kê, bệnh tim mạch là nhóm bệnh lý có tỉ lệ tử vong - tàn tật cao nhất cũng như gánh nặng kinh tế - y tế là lớn nhất, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hơn nữa, các con số này đang có xu hướng ngày càng tăng. Các bệnh về tim mạch thường diễn ra âm thầm nhưng đều có những hậu quả nghiêm trọng. Những bệnh tim mạch phổ biến như bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, thuyên tắc mạch ngoại biên,... đều rất nguy hiểm. Vậy nên, khuyến cáo của bộ y tế.

Khuyến khích mọi người nên đi khám sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện bệnh sớm hoặc phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Việc phát hiện các bệnh lý, sự bất thường trong hoạt động của hệ tuần hoàn thực sự cần thiết. 

Khám sức khỏe tim mạch định kỳ là điều bất kì ai cũng nên làm và cần phải làm.

Khám sức khỏe tim mạch định kỳ là điều bất kì ai cũng nên làm và cần phải làm.

2. Đối tượng nào nên đi khám tim mạch định kỳ?  

Các bệnh về tim mạch thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên với cuộc sống hiện nay, bệnh lý tim mạch đang dần trẻ hóa. Đây là hết sức nghiêm trọng. Những nhóm người dễ có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch hơn cả gồm:

  • Người béo phì. 
  • Người hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Người thường xuyên uống rượu bia.
  • Người ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ.
  • Người ít vận động.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh về tim mạch, có tiền sử cao huyết áp.

Những đối tượng trên cần đến khám sức khỏe tim mạch sớm để được phòng bệnh kịp thời. Tuy nhiên, việc khám định kỳ không chỉ dành cho những người nguy cơ mà cả người khỏe mạnh cũng cần thiết. Một người hoàn toàn khỏe mạch, không nằm trong 6 nhóm đối tượng trên nhưng vẫn có khả năng bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Dấu hiệu cần đi khám tim mạch là gì?

Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến phòng khám tim mạch khi:

a. Khó thở

Tình trạng khó thở khá dễ để nhận biết. Bạn có thể gặp các trường hợp: khó thở khi nằm, khó thở sau khi gắng sức hoặc khó thở về đêm. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy trái tim của bạn đang gặp vấn đề. Đặc biệt, nếu bạn thấy khó thở lúc đang ngồi nghỉ thì nên đến gặp bác sĩ tim mạch ngay. Triệu chứng khó thở thường đi kèm ho, đau ngực, có thể là sốt. 

b. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là dấu hiệu rất điển hình gợi ý bệnh lý tim mạch và là dấu hiệu đặc trưng cho thấy người bệnh cần đi khám ngay lập tức. Với tình trạng này, thường nghĩ nhiều đến bệnh lý động mạch vành. Đặc điểm cơn đau khá đặc trưng: đau cả một vùng trước ngực trái, thường xuất hiện khi gắng sức(đi bộ, leo cầu thang). Bệnh nhân đau như thắt lại, bóp nghẹt, cơn đau thường kéo dài 3- 5 phút và tự đỡ. 

Đau thắt ngực là dấu hiệu rất điển hình gợi ý bệnh lý tim mạch

Đau thắt ngực là dấu hiệu rất điển hình gợi ý bệnh lý tim mạch.

c. Hồi hộp, đánh trống ngực

Đánh trống ngực là tình trạng bệnh nhân cảm nhận rõ tim đập mạnh, dồn dập trong lồng ngực. Đi kèm với dấu hiệu này là cảm giác lo lắng, hồi hộp xuất hiện sau khi vận động mạnh hoặc sử dụng một số chất kích thích. Người bình thường cũng có thể bắt gặp dấu hiệu này. Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi thì có thể bạn đang mắc bệnh lý về tim mạch.

d. Huyết áp cao - huyết áp thấp

Huyết áp phụ thuộc nhiều vào hoạt động của tim và sự co dãn của các mạch máu. Nếu bạn là người bị bệnh huyết áp thì chắc chắn phải đi khám tim mạch thường xuyên. Người có huyết áp đột ngột tăng vọt hay giảm mạnh đều rất nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh nhân huyết áp cao sẽ cảm thấy chóng mặt, nóng bừng mặt, đau đầy khi huyết áp tăng. Bệnh nhân huyết áp thấp có thể chóng mặt khi thay đổi tư thế: từ ngồi sang đứng hoặc nằm sang đứng. Đây là hiện tượng tụt huyết áp tư thế đứng. 

e. Phù

Phù là hiện tượng ứ nước ở các tổ chức dưới da. Có nhiều nguyên nhân gây phù nhưng một trong số đó là lý do thường gặp là do bệnh lý tim mạch, cụ thể là suy tim, huyết khối tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch,... Phù do suy tim thường bắt đầu ở 2 bàn chân, nhìn rõ ở mu chân và mắt cá chân. Phù có thể giảm nếu người bệnh nằm nghỉ, ăn nhạt.

f. Tím

Cơ thể thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gây ra triệu chứng tím da và niêm mạc. Bình thường, da và niêm mạc như môi, mắt, lưỡi,... sẽ hồng ấm. Tuy nhiên, khi sự tưới máu giảm đi, môi, móng tay, móng chân sẽ bắt đầu nhợt nhạt, tím từng lúc, tùy theo khả năng bù trừ của cơ thể. Dần dần, khi cơ thể hết khả năng bù lại tình trạng thiếu máu- thiếu oxy, hiện tượng da và niêm mạc tím sẽ trở nên mạn tính.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Đi khám sức khỏe tim mạch cần chú ý điều gì?

Khám sức khỏe tim mạch định kỳ là điều bất kì ai cũng nên làm và cần phải làm. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, trước khi đi khám, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu trong vòng 6 tháng bạn đã từng đi khám thì hãy mang kết quả và thuốc đang dùng đi cùng. Bác sĩ sẽ có nhiều cơ sở để chẩn đoán tình trạng của bạn. 
  • Trước khi khám bạn nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi làm xét nghiệm máu. 
  • Không được sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu chè,... trước khi đi khám để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám. 
  • Nếu đang bị tiểu đường thì bạn không nên bổ sung insulin trước khi đi khám.
  • Khi đi khám tim mạch, việc cung cấp đủ thông tin và chi tiết sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh hơn. Bạn cần cung cấp những triệu chứng, thông tin chính xác và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Hãy đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng- 1 năm/lần.

Khám định kỳ ít nhất 6 tháng- 1 năm/lần.

Khám định kỳ ít nhất 6 tháng- 1 năm/lần.

Hy vọng, sau khi đọc bài viết, bạn đã hiểu được tầm quan trọng và thời điểm nên đi khám sức khỏe  tim mạch. Bạn không nên bỏ qua bất kỳ một bất thường nào trong cơ thể mình mà đến gặp bác sĩ sớm nhất. Không chỉ thế, nếu cơ thể không có triệu chứng gì thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế tim mạch để khám định kỳ. 

Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, để đặt lịch khám sức khỏe tim mạch ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/09/2021 - Cập nhật 03/08/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Bài viết đề cập chi tiết đến một bước cực kì quan trọng của quá trình đánh giá một người bệnh tăng huyết áp, đó là: dựa trên quá trình khám lâm sàng và kết quả ...

12/07/2022

3046 Lượt xem

5 Phút đọc

Vai trò của siêu âm tim trong khám và điều trị các bệnh lý...

Vai trò của siêu âm tim trong khám và điều trị các bệnh lý...

Siêu âm tim chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng về độ hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý tim mach. Vốn là kỹ thuật thăm dò không xâm nhập nhưng có khả năng ...

08/10/2021

1318 Lượt xem

6 Phút đọc

Quy trình khám lâm sàng tim mạch diễn ra như thế nào?

Quy trình khám lâm sàng tim mạch diễn ra như thế nào?

Để phát hiện các bất thường của cơ thể, vai trò của thăm khám lâm sàng là không thể phủ nhận. Mỗi chuyên khoa sẽ có một quy trình thăm khám đặc thù và tim mạch ...

07/10/2021

2734 Lượt xem

5 Phút đọc

Các bước khám tim mạch và những lưu ý khi khám bác sĩ

Các bước khám tim mạch và những lưu ý khi khám bác sĩ

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, bệnh tim mạch từ 2 thập kỉ trở lại đây luôn là nhóm có tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tàn tật cũng như tạo ra gánh...

01/10/2021

1407 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG