Để phát hiện các bất thường của cơ thể, vai trò của thăm khám lâm sàng là không thể phủ nhận. Mỗi chuyên khoa sẽ có một quy trình thăm khám đặc thù và tim mạch cũng vậy. Vậy quy trình khám lâm sàng tim mạch diễn ra như thế nào? IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
1. Hỏi bệnh
Khám tim mạch đòi hỏi cần phải tỉ mỉ, có phương pháp, thời gian thích hợp để cung cấp các yếu tố cần thiết giúp cho chẩn đoán. Các bác sĩ cần phải đánh giá:
a. Tiền sử bệnh lý
Cá nhân
Các thông tin được khai thác đều sẽ liên quan đến sức khỏe tim mạch của bạn. Bao gồm các thói quen về sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, .. và tiền sử bệnh lý nội ngoại sản nhi khoa, cơ địa dễ gây biến chứng tim mạch và các bệnh lý có ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch như:
- Thấp tim cấp khi còn nhỏ có thể dẫn tới tổn thương van tim, hẹp hở van tim khi trưởng thành.
- Hội chứng nhiễm trùng tại răng, miệng, ngoài da kèm triệu chứng suy tim mới xuất hiện gợi ý một viêm nội tâm mạc.
- Lao, rối loạn tuyến giáp.
- Các bệnh lý chuyển hóa như béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
- Bệnh tiêu hóa, đặc biệt loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, … ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc cho người bệnh.
- Tiền sử mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, tim bẩm sinh,....
Gia đình
Các bệnh lý về tim mạch của những người thân trong gia đình có thể di truyền nên người bệnh cần báo cáo đầy đủ cho bác sĩ, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, suy mạch vành, đột tử. Tim bẩm sinh là bệnh lý có thể phát hiện trong quá trình mang thai, do đó cũng cần phải khai thác tiền sử sản khoa mẹ. Ngoài ra người bệnh được coi là có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nếu bố mắc bệnh tim mạch khi <55 tuổi, mẹ mắc bệnh tim mạch <65 tuổi.
b. Bệnh sử
Bệnh sử là những rối loạn và bệnh nhân phải đi khám, diễn tiến, điều trị và hiệu quả. Về tim mạch cần chú ý:
- Triệu chứng mệt mỏi khi gắng sức xảy ra sau khi đi, lên cầu thang hoặc xúc động.
- Các biểu hiện hô hấp như ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu.
- Các biểu hiện gợi ýthiếu máu cơ quan ngoại biên như : liệt nửa người, nói khó trong đột quỵ não, tím lạnh tê bì chân tay trong hẹp tắc mạch chi,…
- Dấu hiệu phù, đau vùng hạ sườn phải do gan to.
2. Khám thực thể
a. Quan sát
Trong quá trình hỏi bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát đồng thời. Dưới các nhìn tổng quát của một người có kinh nghiệm, bác sĩ lâm sàng sẽ nhìn thấy các biểu hiện liên quan bệnh lý tim mạch như:
- Khó thở liên tục, bệnh nhân phải ngồi tựa vào ghế để thở.
- Xanh tím toàn thể hay chỉ ở 2 gò má, môi, đầu chi.
- Các đầu ngón tay chân hình dùi trống.
- Vàng nhẹ kết mạc mắt, củng mạc và giác mạc.
- Sốt dựa theo lời khai của bệnh nhân và kẹp nhiệt độ.
Về tim mạch, các dấu hiệu đặc trưng là sự biến dạng của lồng ngực làm gù vẹo cột sống. Các biểu hiện bất thường tại tim và mạch máu như: dấu đập của quai động mạch chủ trên hõm xương ức và các rối loạn tĩnh mạch như:
- Sẹo mổ cũ do can thiệp hoặc phẫu thuật, ổ đập bất thường
- Tĩnh mạch cổ nổi.
- Tuần hoàn bàng hệ, phù.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
b. Sờ, gõ
Giúp xác định vị trí bình thường và bất thường của mỏm tim:
- Mỏm tim xuống dưới, sang trái: giãn thất trái
- Mỏm tim lệch trái: TDMP phải, TKMP phải, dính màng phổi trái, xẹp phổi trái
- Mỏm tim lệch phải: đảo ngược phủ tạng, TDMP trái, TKMP trái.
- Mỏm tim đập không rõ: thành ngực dày, TDMNT, giãn phế nang.
Ngoài ra sờ giúp phát hiện các triệu chứng của bệnh tim như: chạm dội Bard, dấu hiệu Hartzer.
c. Nghe tim
Nghe tim là giai đoạn chủ yếu của khám tim mạch lâm sàng. Các thính điểm nghe tim chính:
- Ổ động mạch chủ: Gian sườn 2 bờ phải xương ức.
- Ổ động mạch phổi: Gian sườn 2 bờ trái xương ức.
- Ở van ba lá: Ở mũi xương ức.
- Ổ van hai lá: Ở mỏm tim hay nơi mỏm tim đập.
Ngoài ra còn có thêm một thính điểm động mạch chủ ở gian sườn 3 bờ trái xương ức bên trái và lắng nghe các vùng lan của tiếng tim và tiếng thổi.
Nghe tim giúp xác định tần số tim (nhanh, chậm, bình thường), tính chất của nhịp tim (đều, không đều, loạn nhịp hoàn toàn), tiếng tim bất thường (T3,T4), các tiếng thổi bệnh lý (hẹp hở van tim, suy tim, tim bẩm sinh,...)
Nhờ vào khám lâm sàng, các bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá vấn đề mà bạn đang mắc phải. Từ đó chỉ định các cận lâm sàng tim mạch để khẳng định chẩn đoán, các bệnh lý liên quan và tiến hành điều trị nội khoa hoặc can thiệp.
Các bệnh lý tim mạch thường là bệnh mạn tính và đòi hỏi tái khám thường xuyên. Quy trình khám tại mỗi bệnh viện sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, các bước khám tim mạch đặc trưng sẽ không thay đổi. Trong các trường hợp cần cấp cứu, các bác sĩ phải tập trung vào các vấn đề chính để đưa người bệnh qua cơn nguy hiểm rồi mới tiến hành thăm khám tỉ mỉ và kĩ càng hơn các vấn đề khác của bệnh nhân.
Kỹ thuật nghe tim
Cận lâm sàng là kỹ thuật giúp phát hiện sớm bệnh tật nhưng không bao giờ thay thế được lâm sàng. Người bệnh khi đến khám cần hợp tác với bác sĩ và trả lời trung thực để bệnh tình được phát hiện và điều trị sớm.
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
Sức khỏe nói chung và bệnh lý tim mạch nói riêng là không thể chủ quan. Phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý giúp giảm tỉ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người dân nên khám sức khỏe tổng quát mỗi 6 tháng một lần. Phòng khám IVIE - Bác sĩ ơi được trang bị đầy đủ từ lâm sàng, cận lâm sàng đến điều trị. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám tại phòng khám IVIE - Bác sĩ ơi. Nếu có vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ để được đặt lịch khám sớm nhất nhé!
a1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.