Nội dung chính
  • 1. Uống nhiều nước
  • 2. Không nhịn tiểu
  • 3. Vệ sinh đúng cách
  • 4. Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa
  • 5. Điều trị kháng sinh dự phòng
Nội dung chính
  • 1. Uống nhiều nước
  • 2. Không nhịn tiểu
  • 3. Vệ sinh đúng cách
  • 4. Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa
  • 5. Điều trị kháng sinh dự phòng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên viêm bàng quang lại là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt – vệ sinh không đúng cách của người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Uống nhiều nước
  • 2. Không nhịn tiểu
  • 3. Vệ sinh đúng cách
  • 4. Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa
  • 5. Điều trị kháng sinh dự phòng

Viêm bàng quang tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính, gây nên các triệu chứng đường tiểu dưới rất khó giải quyết như tiểu nhiều lần, tiểu không hết bãi, cảm giác dấm dứt, khó chịu vùng hạ vị, đôi khi còn gây ảnh hưởng đến chức năng thận của người bệnh. Vì vậy, cần có các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này để tránh gây hậu quả khôn lường về sau. Dưới đây là các biện pháp dự phòng hữu hiệu viêm bàng quang tái phát.

1. Uống nhiều nước

Uống nước là biện pháp hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm giúp dự phòng phần lớn các bệnh lý đường tiết niệu. Thực tế phần lớn người bệnh không có thói quen bổ sung nước hằng ngày cho cơ thể hoặc có uống nhưng quá ít. 

Uống nhiều nước giúp dự phòng viêm bàng quang tái phát

Uống nhiều nước giúp dự phòng viêm bàng quang tái phát

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần bổ sung tối thiểu 2 lít nước/ngày và có thể tăng thêm vào những ngày trời nóng hoặc sau các lao động thể lực nặng. Nên uống nước lọc và chủ động bổ sung nước ngay cả khi không cảm giác thấy khát. Cần lưu ý không nên uống các loại thức uống quá ngọt, đồ uống có gas vì dễ tăng thêm cảm giác khát và không có lợi cho sức khỏe của bản thân.

2. Không nhịn tiểu

Công việc văn phòng bận rội đôi khi khiến người bệnh có thói quen “nhịn đi vệ sinh”, điều này thực sự không tốt vì vô tình tạo nên hiện tượng ứ đọng nước tiểu, dẫn đến việc vi khuẩn có cơ hội bám dính vào biểu mô bàng quang và gây bệnh. Bạn có thể chủ động “giải quyết nỗi buồn” ngay trước khi bắt đầu công việc hoặc rèn luyện thói quen đi tiểu vào một giờ nhất định trong ngày (ví dụ sau khi ngủ dậy) để hạn chế tối đa việc phải nhịn tiểu trong thời gian dài.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh trực tuyến với bác sĩ, đặt câu hỏi miễn phí cho bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu hoặc gọi đến tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ

3. Vệ sinh đúng cách

đường tiết niệu ở nữ giới rất gần đường sinh dục và tiêu hóa, nên việc vệ sinh đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế vi khuẩn từ các bộ phận này nhiễm trùng ngược dòng lên bàng quang. Đối với đường sinh dục, phụ nữ nên giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ hằng ngày và ngay sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, sau khi đại tiện, bệnh nhân cũng nên chùi giấy vệ sinh từ trước ra sau, có thể rửa lại bằng nước để sạch hơn. 

4. Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa

Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa để dự phòng viêm bàng quang tái phát

Điều trị các viêm nhiễm phụ khoa để dự phòng viêm bàng quang tái phát

Như đã đề cập ở trên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng viêm nhiễm phụ khoa là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến việc điều trị viêm bàng quang không dứt điểm được. Do đó, đối với những người bệnh ra nhiều khí hư, nhiễm khuẩn phụ khoa dai dẳng, cần điều trị kết hợp với chuyên khoa phụ sản thì tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu (trong đó có viêm bàng quang) mới có thể kiểm soát tốt được. 

5. Điều trị kháng sinh dự phòng

Viêm bàng quang ở những bệnh nhân đã nhiễm trùng tái phát nhiều lần, một liệu trình kháng sinh dự phòng có thể được bác sĩ chỉ định. Có hai phương án thường được áp dụng, hoặc sử dụng kháng sinh dự phòng sau khi thực hiện hành vi có nguy cơ cao (chẳng hạn như sau mỗi lần quan hệ tình dục) hoặc uống kháng sinh dự phòng hằng ngày trong khoảng thời gian từ một vài tuần đến một vài tháng.  

Điều trị viêm bàng quang tái phát bằng thuốc kháng sinh

Điều trị viêm bàng quang tái phát bằng thuốc kháng sinh

Phương án được lựa chọn dựa trên tiền sử bệnh của mỗi người và có thể khác nhau về loại kháng sinh cũng như thời gian sử dụng chúng. Bệnh nhân vẫn cần phải duy trì các thói quen tốt đã trình bày ở trên để việc sử dụng kháng sinh không trở nên “phung phí”.

Trên đây là năm biện pháp giúp dự phòng viêm bàng quang tái phát. Nếu bạn có vấn đề này và cần tư vấn cụ thể hơn, hãy truy cập vào ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/12/2021 - Cập nhật 20/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

"Sỏi tiết niệu khi nào phải vào viện điều trị?, Có thuốc điều trị đặc hiệu làm tan hoàn toàn sỏi hay không?, bài thuốc dân gian có tác dụng trong điều trị sỏi...

27/04/2022

1715 Lượt xem

4 Phút đọc

Viêm bàng quang – bệnh lý thường gặp ở phụ nữ

Viêm bàng quang – bệnh lý thường gặp ở phụ nữ

Nếu đột nhiên một ngày bạn xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo đôi khi đi tiểu ra cả máu, đừng quá hoảng sợ, có thể bạn đã bị viêm bàng quang,...

20/12/2021

3013 Lượt xem

4 Phút đọc

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên viêm bàng quang lại là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt – vệ sinh không đúng cách của người bệnh.

20/12/2021

1897 Lượt xem

4 Phút đọc

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người...

16/11/2021

1343 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG