Nội dung chính
  • Tại sao lo lắng lại khiến bạn mất ngủ
  • Lo lắng không ngủ được có phải là bệnh?
  • Làm gì khi bị lo lắng không ngủ được?
Nội dung chính
  • Tại sao lo lắng lại khiến bạn mất ngủ
  • Lo lắng không ngủ được có phải là bệnh?
  • Làm gì khi bị lo lắng không ngủ được?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lo lắng không ngủ được phải làm sao?

Theo kết quả của một nghiên cứu, có khoảng 65% bệnh nhân mắc trầm cảm có biểu hiện mất ngủ. Trong đó, có đến 46% bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Vậy nếu bị lo lắng không ngủ được có phải là bệnh hay không? Và phải làm sao để khắc phục tình trạng và cải thiện giấc ngủ?
Nội dung chính
  • Tại sao lo lắng lại khiến bạn mất ngủ
  • Lo lắng không ngủ được có phải là bệnh?
  • Làm gì khi bị lo lắng không ngủ được?

Tại sao lo lắng lại khiến bạn mất ngủ

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lo lắng lại khiến mất ngủ hay không? Theo các chuyên gia, lo lắng là một cảm xúc tự nhiên của con người. Khi chúng ta cảm thấy sợ hãi hay lo lắng trong tình huống nào đó sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone. Loại hormone này sẽ thúc đẩy cơ thể phản ứng nhanh chóng để thoát khỏi các tác nhân gây hại.

Tại sao lo lắng lại không thể ngủ được?

Tại sao lo lắng lại không thể ngủ được?

Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải tình trạng lo lắng mãn tính thì nó có thể bất chợt tạo ra các cơn buồn ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể khiến cơ thể của bạn khó thư giãn trước hoặc sau khi đi ngủ. Bởi những căng thẳng và lo lắng sẽ khiến trí não bị căng cứng và thức tỉnh xuyên đêm.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của lo lắng đến REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Trong trường hợp này, những giấc mơ đẹp của bạn có thể đột ngột xáo trộn và chuyển đổi thành ác mộng, làm gián đoạn giấc ngủ. Thậm chí, nếu rối loạn giấc ngủ lo âu do không có đủ hormone tuyến giáp thì có thể bạn sẽ mắc phải bệnh suy giáp.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ nên làm gì để nhanh vào giấc?

Lo lắng không ngủ được có phải là bệnh?

Dấu hiệu không ngủ được do lo lắng ở mức độ nhẹ không hẳn là một căn bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống thì có thể bạn đã bị rối loạn giấc ngủ lo âu. Căn bệnh này thường khiến con người ta cảm thấy mệt mỏi, tâm trí luôn trong trạng thái lo lắng, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Lâu dần làm thay đổi các hành vi như:

Lo lắng không ngủ được có thể là một căn bệnh theo diễn biến xấu

Lo lắng không ngủ được có thể là một căn bệnh theo diễn biến xấu

  • Trí nhớ bị suy giảm và cản trở khả năng tập trung.

  • Đầu óc thường xuyên có cảm giác choáng ngợp.

  • Tính tình nóng nảy, dễ nổi cáu do thần kinh bị căng thẳng quá mức.

  • Cảm thấy bản thân không được an toàn, lo sợ về những điều không tốt sắp xảy ra.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể của: hệ tiêu hóa, tim đập nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi nhiều, run sợ… 

  • Gây ra các cơn hoảng loạn về đêm một cách đột ngột và dữ dội.

Xem thêm: Top 6 bác sĩ chữa mất ngủ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Hà Nội

Làm gì khi bị lo lắng không ngủ được?

Nếu tình trạng lo lắng không ngủ được ở mức nặng, bạn cần phải đi khám bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu các dấu hiệu trên chỉ mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị hữu hiệu như sau:

Giải thoát căng thẳng

Nguyên nhân mất ngủ chính được xác định là do căng thẳng, vì vậy bạn cần giải tỏa căng thẳng để có giấc ngủ chất lượng hơn. Bằng cách dành ra một khoảng thời gian nhất định để đánh giá và giải quyết chúng. Thông qua các hoạt động như: viết nhật ký, nghe nhạc, trò chuyện với người thân… đầu óc của bạn sẽ được làm dịu một cách tốt nhất. 

Tập hít thở

Hơi thở tốt giúp bạn điều chỉnh tâm trạng

Hơi thở tốt giúp bạn điều chỉnh tâm trạng

Có thể bạn chưa biết nhưng hơi thở cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ. Theo đó, phương pháp thở 4-7-8 sẽ giúp làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ thể hiệu quả trước khi ngủ. Bởi khi tập trung vào hơi thở, những suy nghĩ tiêu cực sẽ thoát khỏi tâm trí của bạn. Cụ thể, hãy hít vào trong 4 nhịp, giữ 7 nhịp và thở từ từ trong 8 nhịp (mỗi nhịp là 1 giây đếm).

Tạo không gian an toàn

Tạo không gian an toàn

Tạo không gian an toàn

Phòng ngủ là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giấc ngủ có tốt hay không. Thay vì ở trong một môi trường đầy hỗn độn, hãy dọn dẹp và loại bỏ những vật dụng không cần thiết. Cách tốt nhất là giữ một không gian gọn gàng với các gam màu nhẹ nhàng, giúp dễ vào giấc và giấc ngủ sâu hơn. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 30 phút.

Không ngủ được hãy rời khỏi giường

Trong trường hợp lo lắng không ngủ được nhưng bạn vẫn cố nằm trên giường và suy nghĩ thì vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết. Thay vào đó hãy tỉnh dậy và rời khỏi giường để thư giãn cơ thể, đầu óc. Một trong những phương pháp thực hành tối ưu nhất được khuyến khích bởi các chuyên gia mà bạn có thể áp dụng như: đọc sách, ăn nhẹ, thư giãn cơ bắp… 

Thư giãn âm thanh

Âm thanh cũng là một liệu pháp giúp bạn có thể giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực

Âm thanh cũng là một liệu pháp giúp bạn có thể giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực

Âm thanh cũng là một liệu pháp giúp bạn có thể giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, hỗ trợ thư giãn đầu óc vô cùng hiệu quả. Bằng cách bạn có thể thử nghe các bản nhạc du dương hoặc âm thanh cho cảm giác dễ chịu như: bài hát yêu thích, âm thanh trắng, tiếng ồn trắng… Đây là một phương thức tuy đơn giản nhưng tác dụng mà nó đem lại là điều không thể bàn cãi.

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến chứng rối loạn mất ngủ lo âu. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lo lắng không thể ngủ, hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện giấc ngủ một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên cũng đừng chủ quan, hãy đi khám bác sĩ khi tình trạng trở nên tồi tệ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2024 - Cập nhật 21/10/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG