Ngày nay, xã hội càng phát triển, các thiết bị công nghệ đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Đi kèm đó là các vấn đề sức khỏe về mắt cũng đang có chiều hướng phức tạp hơn. Nhất là tật loạn thị, một trong những căn bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”.
1. Loạn thị là gì?
Đây là một dạng tật về mắt có liên quan đến khúc xạ. Khi đó, khả năng tập trung ánh sáng và hình ảnh của người bệnh sẽ bị giảm sút nhanh chóng, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào độ loạn.
Hầu hết, người bị loạn thị là do bẩm sinh, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp xuất phát từ thói quen sinh hoạt và cách chăm sóc đôi mắt không hợp lý. Ở người bình thường, hình ảnh được hội tụ một điểm trên võng mạc. Còn đối với người mắc chứng loạn thị, chính sự dị dạng của giác mạc khiến độ cong tự nhiên biến mất gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Hình ảnh này có thể nằm trước hoặc sau võng mạc.
2. Đối tượng có nguy cơ loạn thị
Thông thường, người loạn thị có cảm giác mọi vật đều bị mờ, nhìn khó khăn trong mọi lúc. Đặc biệt, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi mắt, đau mắt, chảy nước mắt đột ngột,... Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng loạn thị:
- Có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh loạn thị hoặc một tật khúc xạ của mắt, nhất là cha hoặc mẹ thì tỷ lệ mắc loạn thị sẽ cao hơn rất nhiều.
- Người làm việc trong điều kiện ánh sáng kém hoặc quá chói.
- Thường tiếp xúc các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Mắt làm việc quá sức, ít khi được nghỉ ngơi và thư giãn.
- Người hay thức khuya, không ngủ đủ giấc.
- Chế độ sinh dưỡng nghèo nàn, không cung cấp đủ để nuôi dưỡng mắt.
- Không bảo vệ mắt khi ra đường hay khi đi ngoài nắng.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói than, bức xạ hay hóa chất.
- Không cung cấp đủ nước, khiến mắt bị khô, không đủ độ ẩm.
- Thiếu chất xơ, vitamin, chất khoáng và các nguyên tố đa vi lượng.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Người có chế độ ăn quá cay hoặc ăn cay thường xuyên.
- Tư thế ngồi không đúng, khoảng cách từ mắt đến bàn làm việc quá gần.
- Những trường hợp đã từng trải qua phẫu thuật mắt hoặc bị sẹo, chấn thương mắt.
- Không thường xuyên vệ sinh mắt khiến mắt bị viêm hoặc tắc tuyến lệ,...
- Đeo kính không đúng tiêu chuẩn.
- Có thói quen nằm hoặc quỳ để đọc sách.
- Thường xuyên viết khi ngồi trên xe bus, oto, tàu hỏa, máy bay,...
- Những người không thích ăn cá hoặc ít ăn cá.
- Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng, người cao tuổi dễ mắc bệnh loạn thị hơn.
- Lựa chọn “thư giãn” bằng cách xem tivi, lướt facebook, chơi game,...
- Chế độ sinh hoạt tĩnh, lười vận động.
- Mắc các bệnh lý về mắt như giác mạc hình chóp, mắt hột, viêm giác mạc,...
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
3. Loạn thị và cận thị cái nào nguy hiểm hơn?
Trước tiên, để trả lời được câu hỏi trên chúng ta hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa hai tật khúc xạ này.
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, đặc biệt tật cận thị học đường đang có dấu hiệu gia tăng chóng mặt. Bạn có thể nhìn thấy những vật ở gần, tuy nhiên hình ảnh lại “mờ ảo” khi nhìn xa. Nguyên nhân sâu xa của tật cận thị là việc mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và khả năng điều tiết của mắt. Trục nhãn cầu ở người cận thị dài hơn so với bình thường và công suất hội tụ hình ảnh của thủy tinh thể và giác mạc thì lại quá cao.
Điểm khác biệt của loạn thị so với cận thị chính là người bệnh không phân định rõ rệt có thể nhìn gần hay có thể nhìn xa do sự biến dạng của giác mạc. Tức là hệ thống quang học của mắt không thể quy tụ hình ảnh của một vật rõ nét trên một bình diện (cụ thể ở đây là võng mạc – là lớp màng cảm thụ của mắt).
Cận thị và loạn thị là hai tật khúc xạ của mắt hoàn toàn riêng biệt, mỗi loại sẽ cho bạn thấy một kiểu hình ảnh khác nhau. Độ nặng nhẹ tùy thuộc chỉ số diop của mỗi người. Vì thế chưa thể khẳng định được loại nào nguy hiểm hơn.
Trong đa số các trường hợp, loạn thị thường ở mức độ nhẹ (dưới 1D) sẽ không ảnh hưởng đến chức năng thị giác và thường không cần can thiệp điều trị. Còn các trường hợp loạn thị mức độ cao hơn (từ 1D trở lên) có thể gây khó chịu, đau đầu và nhìn mờ. Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị một mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh nhược thị vô cùng nguy hiểm. Đây là tình trạng mắt không thể nhìn rõ ngay cả khi đã được chỉnh kính).
Tuy nhiên, tật cận thị rất dễ bị tăng độ nếu không có phương pháp chăm sóc tốt cho đôi mắt. Trong khi đó, loạn thị sẽ thường ít tăng độ.
Như vậy, loạn thị vốn không thể so sánh độ nặng nhẹ với cận thị bởi lẽ có rất nhiều yếu tố khách quan tác động. Vì thế dù bạn đang mắc tật cận thị nào hay có bất kỳ bất thường gì về đôi mắt hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn chính xác.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!