Nội dung chính
  • Móng tay trẻ em bị tách lớp là như thế nào?
  • Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Nên làm gì khi móng tay trẻ bị tách lớp?
Nội dung chính
  • Móng tay trẻ em bị tách lớp là như thế nào?
  • Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Nên làm gì khi móng tay trẻ bị tách lớp?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Móng tay giữ vai trò như một lá chắn để bảo vệ mạng lưới thần kinh ở phần đầu ngọn chi. Quan sát móng tay, có thể nói lên rất nhiều vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Vậy tình trạng móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi móng tay trẻ bị tách lớp? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
  • Móng tay trẻ em bị tách lớp là như thế nào?
  • Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Nên làm gì khi móng tay trẻ bị tách lớp?

Móng tay trẻ em bị tách lớp là như thế nào?

Để biết được tình trạng này có nguy hiểm không thì cha mẹ cần nắm được thế nào là hiện tượng móng tay bị tách lớp và biểu hiện của nó như thế nào?

Khái niệm

Hiện tượng móng tay bị tách lớp (hay còn gọi là onychoschizia) là tình trạng mà các lớp của móng tay bị bong tróc và phân tách, làm cho móng tay trở nên yếu và dễ bị tổn thương. Đây là một vấn đề khá phổ biến và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Hiện tượng này thường gây ra sự không thoải mái và có thể làm móng tay trông mất thẩm mỹ.

Hình ảnh móng tay bị tách lớp

Hình ảnh móng tay bị tách lớp

Biểu hiện của móng tay bị tách lớp

  • Móng tay giòn và yếu: Móng tay trở nên dễ gãy và giòn hơn bình thường.

  • Tách lớp: Các lớp của móng tay phân tách ra, thường là ở đầu móng tay và có thể thấy các lớp mỏng bị bong dần ra.

  • Bề mặt không đều: Bề mặt của móng tay có thể trở nên gồ ghề và không mịn màng.

  • Màu sắc móng thay đổi: Móng tay có thể trở nên nhạt màu hoặc trắng hơn ở những vùng bị tách lớp.

Tìm hiểu thêm: Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Kết cấu của móng tay có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đây là bộ phận để bảo vệ mô mềm và hệ thống thần kinh ở các đầu ngọn chi. Khi tình trạng móng tay bị tách lớp ở trẻ em xảy ra, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như sau:

Thiếu chất

Hiện tượng móng tay bị bong tróc là do cơ thể  thiếu các chất cần thiết như canxi, vitamin B, D hoặc sắt. Đặc biệt là vitamin B và D, giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành chất sừng, thành phần chủ yếu tạo nên móng.

Thiếu chất cũng có thể dẫn đến tình trạng móng tay bị tách lớp

Thiếu chất cũng có thể dẫn đến tình trạng móng tay bị tách lớp

Nhiễm nấm

Móng tay có thể dày lên và đổi thành màu trắng hoặc vàng nếu bị nấm móng. Nó cũng có thể bị bong tróc thành từng lớp. Khi nghi ngờ mình bị nấm móng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Nếu thực sự mắc bệnh, bạn sẽ được kê loại thuốc chống nấm để giúp móng cải thiện và nhanh lành hơn.

Rối loạn tuyến giáp

Các dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị rối loạn tuyến giáp như thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, mất tập trung, bong tróc móng tay và thay đổi cân nặng. Rối loạn tuyến giáp khiến cho sự tái tạo của da và móng chậm hơn bình thường. Điều này làm cho các mô cũ tồn tại lâu hơn và khiến móng giòn, dễ bong tróc.

Bệnh vẩy nến

Đây là một loại bệnh viêm lây qua trung gian miễn dịch ảnh hưởng tới khoảng 4% dân số thế giới. Nó làm cho da xuất hiện các mảng đỏ, có vảy, ngứa và trở nên khô, nứt nẻ hơn. Đặc biệt, khi bị bệnh vẩy nến móng tay cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nó gây đổi màu móng đồng thời khiến móng giòn hơn và bị tách lớp. 

Bệnh mạch máu ngoại vi

Những bệnh ảnh hưởng đến tuần hoàn, mạch máu (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) gọi là các bệnh mạch máu ngoại vi. Hầu hết các cơ quan bị ảnh hưởng bởi bệnh này là tứ chi và các cơ quan bên dưới dạ dày.

Móng tay bị tách lớp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch máu ngoại vi

Móng tay bị tách lớp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch máu ngoại vi

Sau khi di chuyển ra khỏi tim, các mạch máu này trở thành các mạch ngoại vi và gây ra tình trạng rối loạn lưu thông máu. Một khi lưu thông máu kém sẽ gây ảnh hưởng đến móng tay, móng chân và gây ra hiện tượng móng bị tách lớp nghiêm trọng.

Nên làm gì khi móng tay trẻ bị tách lớp?

Tình trạng móng tay bị tách lớp ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Để cải thiện kết cấu của móng tay, làm cho móng tay không còn bị tách lớp có rất nhiều cách. Dưới đây IVIE – Bác sĩ ơi đã tổng hợp những cách cha mẹ nên làm cho trẻ khi móng tay con bị tách lớp:

Sử dụng kem dưỡng

Trên thực tế, để điều trị móng tay bị tách lớp còn phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Thời tiết hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến móng tay bị tách lớp ở trẻ em. Bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm móng tay cho con.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các chất làm cứng móng như biotin, sẽ giúp cho móng tay được chắc khỏe hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung biotin có thể làm tăng cường các móng tay mỏng manh, dễ gãy và hạn chế tình trạng móng tay bị tách lớp.

Đảm bảo dinh dưỡng

Nguyên nhân móng tay bị tách lớp có thể là do bị thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin, canxi, sắt. Một cách điều trị hiện tượng móng bị tách lớp là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và không quên uống đủ nước để cung cấp đủ độ ẩm cho móng và cơ thể.

Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng với nhiều hoa quả, rau xanh để cải thiện tình trạng móng tay bị tách lớp. Đồng thời, bổ sung thêm canxi và vitamin D qua thực phẩm hằng ngày để tránh hiện tượng này xảy ra.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Một số bệnh lý khác cũng có thể làm cho móng tay bị tách lớp. Trong trường hợp trẻ bị mắc các bệnh như đã nêu ở trên, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám về dấu hiệu móng tay bị tách lớp. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hợp lý nhất với từng trường hợp cụ thể.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện tình trạng móng tay bị tách lớp

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện tình trạng móng tay bị tách lớp

Bên cạnh đó, móng tay bị tách lớp cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi con gặp tình trạng này.

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám tại các cơ sở y tế lớn nhỏ trên toàn quốc. Việc đặt lịch khám trước tại nhà vừa giúp cha mẹ không phải chờ đợi, tiết kiệm thời gian và công sức, vừa tham khảo được giá dịch vụ ở nhiều cơ sở khác nhau, trao đổi thông tin với bác sĩ kỹ càng hơn.

Tải app

Qua bài viết này, IVIE – Bác sĩ ơi tin rằng cha mẹ đã hiểu hơn về tình trạng móng tay bị tách lớp ở trẻ em, cũng như cách xử lý tốt nhất khi con gặp tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp từ bác sĩ vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

1900 3367

Đặt lịch khám cho bé khi móng tay bị tách lớp tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nên làm...

Móng tay bị tách lớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nên làm...

Móng tay giữ vai trò như một lá chắn để bảo vệ mạng lưới thần kinh ở phần đầu ngọn chi. Quan sát móng tay, có thể nói lên rất nhiều vấn đề sức khỏe trong cơ...

Icon thời gian
31/07/2024
508 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG