Nội dung chính
  • 1) Viêm xoang 
  • 2) Vì sao mùa hè lại là cơn ác mộng của người viêm xoang?
  • 3) Cần làm gì khi viêm xoang trong mùa hè?
Nội dung chính
  • 1) Viêm xoang 
  • 2) Vì sao mùa hè lại là cơn ác mộng của người viêm xoang?
  • 3) Cần làm gì khi viêm xoang trong mùa hè?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mọi người đã ngửi thấy thoang thoảng đâu đây “mùi mùa hè” chưa? Đối với rất nhiều người, thứ gợi nhớ về mùa hè không phải là hoa phượng đỏ cũng chẳng phải tiếng ve kêu mà là “mùi nhựa đường”. Còn có một số người lại là “mùi đau khổ” của viêm xoang. Vài người than vãn rằng, mùa hè là kẻ thù khó tránh của viêm xoang.
Nội dung chính
  • 1) Viêm xoang 
  • 2) Vì sao mùa hè lại là cơn ác mộng của người viêm xoang?
  • 3) Cần làm gì khi viêm xoang trong mùa hè?

 

1) Viêm xoang 

Dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm xoang được chia làm 4 loại: viêm xoang cấp, bán cấp, mạn tính và viêm xoang tái phát.

Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt, niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín và chứa nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc thì được gọi là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang.

Dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm xoang được chia làm 4 loại: viêm xoang cấp, bán cấp, mạn tính và viêm xoang tái phát.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

2) Vì sao mùa hè lại là cơn ác mộng của người viêm xoang?

Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng bệnh viêm xoang ngày hè tiến triển nặng. Một số nguyên nhân đáng kể đến như:

hời tiết oi bức, nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước.

- Thời tiết oi bức, nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước và điện giải, ăn uống kém,… Đó là lý do làm sức đề kháng cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho viêm xoang “hoành hành”.

- Khói bụi, ô nhiễm môi trường, khói thuốc, nấm mốc, hóa chất…như những “mũi tên” đâm vào sức khỏe bệnh nhân viêm xoang.

- Nắng nóng gay gắt, việc ngồi điều hòa hàng giờ đồng hồ khó mà tránh khỏi. Việc chênh lệch nhiệt độ giữa phòng điều hòa và ngoài trời quá lớn sẽ làm tổn thương hệ hô hấp và tình trạng viêm xoang trầm trọng hơn.

- Mùa hè cũng là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh đặc biệt là bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng,…Chúng là những mầm mống khiến viêm xoang quay mặt “phản công”.

- Hơn thế nữa, chính những thói quen hàng ngày của bệnh nhân làm cho bệnh xoang không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn như: ra đường không mang khẩu trang, sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích, thường xuyên ăn đồ lạnh, đồ chiên xào ngập dầu, không vệ sinh mũi miệng hàng ngày,…

- Những người thường xuyên sống trong khu vực ô nhiễm hoặc hay tiếp xúc hóa chất cũng làm bệnh nặng hơn.

- Bơi lội rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc gây kích ứng niêm mạc do hóa chất (clo) rất cao. Đáng chú ý, rất nhiều người có thói quen bơi lội hoặc tắm ở sông, hồ, ao, suối. Nước ở đây chứa rất nhiều vi khuẩn hoặc ô nhiễm, rất có hại cho niêm mạc mũi xoang.

- Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì,.... cũng là yếu tố thuận lợi làm bệnh nhân viêm xoang thêm phần gánh nặng.

- Nhà cửa quá kín, không thông thoáng hay không được vệ sinh thường xuyên cũng là yếu tố tác động mạnh đến bệnh.

Đặt khám hẹn trước tại Bệnh viện tuyến trung ương hoặc khám bệnh trực tuyến qua video call với các bác sĩ hàng đầu qua tổng đài 1900 3367 hoặc đặt khám qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi 

3) Cần làm gì khi viêm xoang trong mùa hè?

Để phòng tránh viêm xoang tái diễn chỉ cần những phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà.

a. Xây dựng lối sống lành mạnh

Điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là thay đổi thói quen xấu và thay thế bằng thói quen tốt:

- Tránh tiếp xúc khói bụi, môi trường ô nhiễm, khí lạnh, hóa chất độc hại,…

- Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, cũng như mỗi khi ra ngoài.

- Vệ sinh mũi, miệng hằng ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế, thực hiện mỗi ngày.

- Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách, không bật nhiệt độ quá thấp.

- Nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30 phút.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh, chiên ngập dầu mỡ, đồ ăn đóng sẵn.

- Ăn đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp làm loãng chất nhầy, giảm bớt tình trạng đau, ngạt mũi.

- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và hệ thống điều hòa, quạt,…

- Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh, nên đến gặp bác sĩ để được khám và chữa bệnh,

b. Yoga chữa lành

Tư thế căng giãn lưng trong yoga

Yoga là bộ môn phù hợp cho mọi lứa tuổi và bệnh nhân viêm xoang cũng không ngoại lệ. Yoga giúp chữa lành tâm hồn bạn, giúp bạn có một sức khỏe tốt về thể chất và tinh thần, ngoài ra đây cũng là bộ môn hữu ích trong việc chữa bệnh.

Có rất nhiều bài tập giúp cải thiện triệu chứng bệnh, sau đây là một vài động tác giúp bạn  thoát khỏi nỗi “dày vò” chứng viêm xoang:

- Hít thở sâu, hít thở luân phiên từng bên mũi

- Tư thế căng giãn lưng

- Tư thế cây cầu

- Tư thế cái  cày

Ngoài ra, học bộ môn thiền, không những làm giảm tình trạng bệnh mà còn giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng,…

c. Tinh dầu hỗ trợ viêm xoang

Xông hơi giúp thông mũi, sát trùng...Nên xông hơi mỗi tuần 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xông hơi bằng tinh dầu giúp thông mũi, sát trùng đường mũi họng, chống viêm, giảm đau, thư giãn tinh thần, làm ẩm niêm mạc mũi bị khô. Phương pháp này hỗ trợ rất tốt trong quá trình trị bệnh viêm xoang. 

Các loại tinh dầu thường được dùng bao gồm: tinh dầu bạch đàn, tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu bạc hà. Nên xông hơi mỗi tuần 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sức khỏe luôn là thứ quý giá, bởi khi có đủ sức khỏe bạn mới có thể bên cạnh yêu thương và chăm sóc những người xung quanh. Isofh care luôn mong rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích trong quá trình lành bệnh của bạn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/04/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có tái phát không?

Viêm tai giữa là một bệnh lý viêm nhiễm vùng tai hay tái đi tái lại nhiều lần vì bệnh khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bên cạnh đó, viêm nhiễm cấp tính nhanh...

Icon thời gian
28/06/2021
3474 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Những điều cần biết về nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Kỹ thuật này không chỉ hỗ trợ trong công tác khám bệnh mà còn được ứng dụng để điều...

Icon thời gian
14/06/2021
1894 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc

Viêm Amidan mủ có tự khỏi không?

Viêm amidan mủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đau rát họng, xuất hiện mủ trắng, cổ ứ...

Icon thời gian
02/06/2021
2745 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Viêm amidan mãn tính và những điều bạn cần biết

Viêm amidan được chia thành viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Khác với viêm amidan cấp có thể điều trị nội khoa khỏi bằng kháng sinh, viêm amidan mãn...

Icon thời gian
02/06/2021
2673 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG