Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm nhận dạng mụn cơm phẳng
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh
  • 3. Phương pháp điều trị
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm nhận dạng mụn cơm phẳng
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh
  • 3. Phương pháp điều trị
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mụn cơm phẳng - Bệnh ngoài da thường gặp và cách điều trị

Mụn cơm phẳng hay còn gọi là mụn cóc phẳng - một dạng tổn thương ở da tương đối phổ biến do virus HPV gây ra. Tình trạng này có nguy cơ khởi phát ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm nhận dạng mụn cơm phẳng
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh
  • 3. Phương pháp điều trị

1. Đặc điểm nhận dạng mụn cơm phẳng

Chúng là một dạng mụn mịn, phẳng có thể nổi ít hoặc đôi khi là không nổi trên bề mặt da. Mụn cóc phẳng có hình dạng khác hoàn toàn so với các loại mụn cóc khác. Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh còn không thể phát hiện được bằng mắt thường. Vì thế bạn cần chú ý đến một số đặc điểm nhận dạng sau đây:

- Kích thước nhỏ, không có đầu và chỉ hơi nhô lên khỏi bề mặt da.

- Mụn có hình tròn hay bầu dục với đường kính nằm trong khoảng 1 – 3mm.

- Có màu hồng hoặc nâu sẫm.

- Xuất hiện đơn độc hoặc theo từng mảng với số lượng từ 20 – 200 nốt mụn trên một vùng da nhất định.

- Không gây đau hay cảm giác khó chịu.

Nhận dạng mụn cơm phẳng

Mụn cơm phẳng thường mềm và nhỏ hơn các loại mụn cơm thông thường và hay xuất hiện ở mặt hoặc chân.

Thống kê cho thấy rằng, dạng mụn cóc phẳng thường kích hoạt ở trẻ em, nhất là đối tượng vị thành niên nhiều hơn là người lớn. Mụn cóc trên da là bệnh truyền nhiễm nhưng lại là bệnh lý lành tính, thường ít gây đau hay ngứa ngáy, khó chịu.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Nguyên nhân gây bệnh

Cũng giống như các dạng mụn cóc khác, mụn cóc phẳng là do virus truyền nhiễm HPV gây ra. Loại virus này có tới hơn 100 chủng khác nhau. Các chủng số 3, 10, 28 và 49 được cho là liên quan đến sự kích hoạt của các nốt mụn.

Hầu hết các chủng virus gây ra mụn cóc phẳng lành tính, tuy nhiên một số loại có thể mang mầm mống ác tính. Nhất là những chủng ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ - một bệnh lý ác tính phổ biến.

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Những người thuộc lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

- Tiếp xúc da thịt với người đang bị mụn cóc phẳng.

- Vết thương hở, vết trầy, xước trên da không được xử lý đúng cách.

- Vệ sinh cơ thể kém.

- Hệ thống miễn dịch yếu.

- Đang được điều trị hóa trị, xạ trị.

- Thường xuyên cạo lông mặt, lông chân.
- Sử dụng những loại dưỡng thể hay mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.

- Làm việc trong môi trường ẩm ướt.

- Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì.

-  Mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

Mụn cóc phẳng hiện đang là bệnh lý rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến 10% dân số thế giới. Nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh tương đương nhau.

3. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị mụn cơm phẳng

Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất trong 1-2 năm. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. 

a. Điều trị theo y học hiện đại

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị, điển hình như:

- Áp lạnh: Hay còn gọi là phun nitơ lỏng. Khi bác sĩ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm, hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn. Sau đó, mô chết sẽ tự bong ra sau 1 tuần.

- Axit salicylic: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa thành phần axit salicylic ở nhiều dạng như gel, kem bôi hoặc miếng dán.

- Bleomycin: Thuốc này được tiêm trực tiếp vào mụn cóc để tiêu diệt virus HPV. Ngoài ra có còn kem bôi kê theo toa imiquimod (Aldara và Zyclara) giúp kích thích hệ miễn dịch của chính bạn chống lại virus gây mụn cóc.

- Cantharidin: Chất được chiết từ bọ ban miêu, thường được phối hợp thêm một số hóa chất khác, sau đó bôi lên mụn cơm. Khi bôi thuốc lên mụn cơm phẳng, sẽ có hiện tượng da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da sau vài ngày.

- Vi phẫu: Mụn cơm phẳng được cắt hoặc đốt bằng dao điện, tuy nhiên phương pháp này có thể để lại sẹo do đó chỉ nên áp dụng ở những vùng kín như lưng hoặc chân.

- Phẫu thuật laser: Vì lý do giá thành khá cao, có khả năng để lại sẹo vì thế ít người tìm đến phương pháp này. Thông thường chỉ áp dụng cho những mụn cơm phẳng khó chữa.

b. Điều trị tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản và ít tốn kém có thể giúp mụn cóc phẳng biến mất nhanh hơn, ví dụ:

- Dùng băng keo có độ dính cao để dán trực tiếp lên nốt mụn: Cần giữ trong một vài ngày thì mới cho kết quả tốt. Sau khi gỡ băng keo ra có thể ngâm nốt mụn trong nước ấm và dùng đá bọt để chà lên.

- Dùng tỏi để chữa trị: Với thành phần allicin từ tỏi mụn cóc có thể được loại bỏ chỉ trong 4 tuần. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần nghiền nát một tép tỏi sau đó trộn với nước rồi thoa lên vùng da bị mụn cơm và băng kín lại.

Mụn cơm phẳng thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên bệnh khó chữa trị và có xu hướng tái phát. Cần nghiêm túc chữa trị thì kết quả điều trị mới có hiệu quả tối đa. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn  cóc phẳng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2021 - Cập nhật 20/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mụn cơm phẳng - Bệnh ngoài da thường gặp và cách điều trị

Mụn cơm phẳng - Bệnh ngoài da thường gặp và cách điều trị

Mụn cơm phẳng hay còn gọi là mụn cóc phẳng - một dạng tổn thương ở da tương đối phổ biến do virus HPV gây ra. Tình trạng này có nguy cơ khởi phát ở trẻ em...

20/07/2021

2961 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG