Nội dung chính
  • Ngộ độc thực phẩm là gì?
  • Các yếu tố nguy cơ chính gây ngộ độc thực phẩm
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm?
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm gì?
  • Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích
Nội dung chính
  • Ngộ độc thực phẩm là gì?
  • Các yếu tố nguy cơ chính gây ngộ độc thực phẩm
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm?
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm gì?
  • Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ngộ độc thực phẩm những điều cần biết

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là vấn đề đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh tác động đến mọi lứa tuổi với biểu hiện chủ yếu là đau bụng, nôn hay buồn nôn, tiêu chảy.
Nội dung chính
  • Ngộ độc thực phẩm là gì?
  • Các yếu tố nguy cơ chính gây ngộ độc thực phẩm
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm?
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm gì?
  • Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích

Với sự thu nạp đa dạng các loại thức ăn có nguồn gốc khác nhau càng làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bài viết dưới đây của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ  hơn về vấn đề này.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây nên khi chúng ta đưa vào hệ tiêu hóa thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, hoặc độc tố của chúng. Nhiễm khuẩn thực phẩm thường phát sinh từ việc xử lý, chuẩn bị, bảo quản thực phẩm hoặc đồ uống không đúng cách.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Các yếu tố nguy cơ chính gây ngộ độc thực phẩm

Các yếu tố nguy cơ chính của ngộ độc thực phẩm bao gồm: người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh mãn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, ăn thịt chưa nấu chín, hải sản sống, thực phẩm đóng hộp quá hạn, tiêu thụ sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng, xử lý và bảo quản thực phẩm không đúng cách...

Các yếu tố nguy cơ chính gây ngộ độc thực phẩm

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm?

Đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy (tình trạng đi ngoài phân lỏng tóe nước nhiều hơn 3 lần/ngày) là những triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy với số lần đi ngoài lớn có thể để dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng cho cơ thể. Ngoài ra bạn còn có thể bị sốt, có nhầy hay máu trong phân, nổi ban bất thường trên bề mặt da... Khi có những triệu chứng bất thường này bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm?

“Tiêu chảy với số lần đi ngoài lớn có thể để dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng cho cơ thể.”

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm gì?

Vệ sinh môi trường sống và đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề xử lý nguồn nước sạch, việc làm này làm giảm lượng vi khuẩn xâm nhập vào nguồn nước. Đảm bảo vệ sinh trong các khâu xử lý, chế biến, bảo quản thực phẩm, điều này đặc biệt quan trọng đối với các công nhân ăn làm trong các nhà máy chế biến thực phẩm.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần làm gì?

Hầu hết các tác nhân gây bệnh do virus lây truyền qua đường phân - miệng. Do vậy, rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý đến ngày hết hạn của các sản phẩm thực phẩm.

Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích

Từng loại thực phẩm sẽ có cách sử dụng và bảo quản khác nhau, dưới đây là một vài gợi ý:

1. Hải sản 

- Tránh ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín

- Nấu động vật có vỏ cho đến khi vỏ mở và thịt chín hoàn toàn 

- Nấu cá cho đến khi thịt đục và dễ bong vảy bằng nĩa

- Tiêu thụ động vật có vỏ từ những nguồn gốc rõ ràng, đã được phê duyệt

2. Thịt, gia cầm và chế phẩm từ sữa 

- Rửa dao, thớt và bề mặt chuẩn bị thực phẩm bằng nước nóng và xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt gia cầm sống, thịt và hải sản.

- Tránh sử dụng xúc xích, các chế phẩm từ thịt chưa được hâm nóng khi đã để trong tủ lạnh (mức nhiệt độ hâm nóng ít nhất là 74 ° C)

- Dùng pho mát và sữa chua làm từ sữa tiệt trùng

- Chỉ uống sữa tiệt trùng.

3. Trứng

Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích

- Tránh ăn thực phẩm có trứng sống hoặc chưa nấu chín

- Bảo quản trứng trong tủ lạnh

- Nấu trứng cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều cứng lại.

4. Rau và trái cây

- Tránh ăn rau sống không rõ nguồn gốc

- Rửa kỹ rau củ, trái cây tươi  dưới vòi nước trước khi ăn.

 Ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy cấp có thể lây lan thành dịch ở nhà trẻ hoặc xí nghiệp nơi tập trung đông người. Khi dịch bệnh xảy ra thì có các đối tượng mắc bệnh cần được cách ly và điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Một vài thói quen sử dụng, bảo quản thực phẩm hữu ích

Với những chia sẻ trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn những yếu tố nguy cơ, triệu chứng và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Những thói quen nhỏ trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình thân yêu.

Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/02/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ngộ độc thực phẩm những điều cần biết

Ngộ độc thực phẩm những điều cần biết

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là vấn đề đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh tác động đến mọi lứa tuổi với biểu hiện chủ yếu là...

Icon thời gian
23/02/2021
1234 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG