Nội dung chính
  • 1. Tại sao lại cần dùng thuốc cản quang khi chụp chiếu?
  • 2. Nguy cơ và triệu chứng có thể gặp khi chụp phim có dùng chất cản quang
  • 3. Cần lưu ý gì trước khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang?
Nội dung chính
  • 1. Tại sao lại cần dùng thuốc cản quang khi chụp chiếu?
  • 2. Nguy cơ và triệu chứng có thể gặp khi chụp phim có dùng chất cản quang
  • 3. Cần lưu ý gì trước khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguy cơ khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Hiện nay việc áp dụng kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị giúp phát hiện sớm và điều trị nhiều bệnh lý mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Khi có chỉ định của bác sĩ về việc chụp phim như cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có dùng thuốc cản quang khiến bạn băn khoăn về những nguy cơ và lợi ích của việc đó. Bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Tại sao lại cần dùng thuốc cản quang khi chụp chiếu?
  • 2. Nguy cơ và triệu chứng có thể gặp khi chụp phim có dùng chất cản quang
  • 3. Cần lưu ý gì trước khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang?

1. Tại sao lại cần dùng thuốc cản quang khi chụp chiếu?

  • Thuốc cản quang là những chất gây tăng hấp thu tia X và các loại tia khác khi chiếu qua cơ thể, làm hiện rõ cấu trúc của cơ quan tập trung nhiều thuốc, có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán.
  • Có nhiều loại thuốc cản quang trong đó chất cản quang Bari-sulfat thường dùng trong chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa, các chất cản quang tan trong nước không chứa I-ốt như Gastrographine, các thuốc cản quang dạng khí (chất đối quang) như CO2, O2. Nhưng sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là các thuốc cản quang tan trong nước có chứa I-ốt.

Trong đó đường dùng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch là thường dùng nhất, đặc biệt trong chụp cắt lớp vi tính để:

  • Chẩn đoán bệnh lý ở các tạng như gan-mật, tụy, lách, hệ tiết niệu, tử cung-buồng trứng và bệnh lý của hệ tiêu hóa.
  • Các trường hợp nghi ngờ có khối u.
  • Chẩn đoán phân biệt như các trường hợp viêm và khối áp xe, u
  • Bệnh lý mạch máu như phình mạch, giả phình, dị dạng mạch máu, bóc tách động mạch, hẹp tắc động mạch...
  • Một số trường hợp đặc biệt: Tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập, đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, chẩn đoán mức độ vách hóa của tụ máu dưới màng cứng giai đoạn bán cấp,...

Thế nên chụp phim có dùng chất cản quang cần dựa vào chỉ định của bác sĩ để đưa ra chẩn đoán xác định cho căn bệnh của bạn.

Máy chụp cắt lớp vi tính

Máy chụp cắt lớp vi tính

2. Nguy cơ và triệu chứng có thể gặp khi chụp phim có dùng chất cản quang

  • Tỷ lệ gặp nguy cơ và biến chứng trong khi dùng thuốc cản quang rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguy cơ có thể gặp khi dùng thuốc cản quang là phản ứng phản vệ và bệnh thận do thuốc cản quang. Trong đó phản vệ với thuốc cản quang có thể gây nguy hiểm đến tính mạng tính theo từng giây, phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Cần báo ngay với nhân viên y tế trong phòng chụp khi có các dấu hiệu nguy cơ của phản vệ như:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau đầu
  • Ngứa
  • Đỏ bừng mặt
  • Nổi ban đỏ trên da
  • Thở khò khè
  • Hồi hộp đánh trống ngực
  • Thở gấp hoặc khó thở

Dấu hiệu của phản vệ

Dấu hiệu của phản vệ

  • Bệnh thận do thuốc cản quang: thường xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi dùng thuốc cản quang, gây suy giảm chức năng thận có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Thường bệnh nhân không có triệu chứng, có thể xuất hiện thiểu niệu hoặc vô niệu. Bác sĩ thường theo dõi những chỉ số như tăng creatinine máu, tăng ure máu, và rối loạn điện giải trong máu.
  • Một số nguy cơ, tiền sử làm tăng những biến cố khi dùng thuốc cản quang:
  • Tiền sử dị ứng, phản vệ các chất cản quang chứa I-ốt
  • Tiền sử bệnh hen suyễn
  • Tiền sử dị ứng khác
  • Bệnh tim
  • Có tình trạng mất nước
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm, đa hồng cầu và đa u tủy xương
  • Có bệnh lý thận
  • Đang sử dụng loại thuốc như thuốc chẹn Beta, NSAID, thuốc độc cho thận
  • Đã nhận được một lượng lớn chất cản quang trong vòng 24 giờ qua

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

3. Cần lưu ý gì trước khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang?

  • Bạn sẽ được  nhân viên y tế kiểm tra các vấn đề an toàn trước tiêm thuốc cản quang như: tiền sử dị ứng thuốc, hải sản, tiền sử hen phế quản, có bị tiêu chảy, mất nước không, có bị tiểu đường và đang dùng thuốc Metformin, có bị suy thận không…. Để đưa ra những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp với bạn.
  • Xét nghiệm chức năng thận: creatinine máu, ure máu trước tiêm.
  • Ngưng các thuốc có nguy cơ độc cho thận đang sử dụng, đặc biệt lưu ý: các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc lợi tiểu ngưng trước 24 giờ, cyclosporine A, kháng sinh nhóm aminoglycoside, metformin cần ngưng trước tiêm 48 giờ.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, hải sản,  hen phế quản thì bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc dự phòng corticosteroid và kháng histamin trước khi tiêm thuốc cản quang hoặc đổi một phương pháp chẩn đoán khác.
  • Không nên sử dụng thuốc cản quang cho phụ nữ có thai trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và cần phải do bác sĩ quyết định.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc cản quang tiết vào sữa mẹ là rất thấp. Tuy nhiên, nên ngưng ít nhất 24 giờ sau khi chụp có cản quang mới cho trẻ bú lại

Một số thuốc cần phải ngừng trước khi chụp phim có dùng thuốc cản quang

Một số thuốc cần phải ngừng trước khi chụp phim có dùng thuốc cản quang

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nguy cơ khi chụp chiếu có dùng  thuốc cản quang

Nguy cơ khi chụp chiếu có dùng thuốc cản quang

Hiện nay việc áp dụng kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị giúp phát hiện sớm và điều trị nhiều bệnh lý mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. ...

27/10/2022

866 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG