Trẻ em đau bụng dưới rốn do rất nhiều nguyên nhân, có thể do sinh lý bình thường nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Trong đó có bệnh lý nguy hiểm ở đại tràng, ruột thừa, bàng quang, cơ quan sinh dục… IVIE – Bác sĩ ơi qua bài viết này sẽ giúp bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ em đau bụng dưới rốn.
Triệu chứng trẻ bị đau bụng dưới rốn
Với mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có những triệu chứng khác biệt, nhưng đa số trẻ đều cảm nhận đau vùng bụng dưới rốn. Có thể đau toàn vùng bụng dưới hoặc chỉ đau bên phải, bên trái. Có những trường hợp trẻ đau bụng kèm theo triệu chứng phụ như nôn, sốt, chán ăn… Nhưng để xác định được rõ cơn đau của trẻ là sinh lý hay bệnh lý thì cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Trẻ đau bụng dưới rốn do nhiều nguyên nhân
Tìm hiểu thêm: Trẻ 12 tuổi bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Nguyên nhân làm trẻ đau bụng dưới rốn
Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Mặc dù vậy không ít bậc cha mẹ có suy nghĩ rằng trẻ em đau bụng dưới rốn là bình thường chỉ do thực phẩm hay sự thay đổi thời tiết. Việc này đôi khi sẽ khiến cho tình trạng của trẻ nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị của bác sĩ.
Trẻ có vấn đề về tiêu hoá
Đây là một trong những nguyên nhân điển hình nhất mà đa số trẻ gặp phải, rối loạn tiêu hoá dẫn tới những cơn đau bụng dưới rốn. Cơn đau này thường có cảm giác âm ỉ, sau một thời gian ngắn lại xuất hiện nhiều hơn và đau quặn bụng dưới. Tình trạng rối loạn tiêu hoá có thể do thói quen ăn uống, tác động bên ngoài, virus, vi khuẩn…
Nếu cha mẹ thấy trẻ em đau bụng dưới rốn kèm theo chướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy hay táo bón thì đây có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá. Bố mẹ có thể cho trẻ uống men tiêu hoá để giúp giảm triệu chứng. Nhưng nếu cơn đau không thuyên giảm cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị.
Trẻ bị ngộ độc
Trường hợp trẻ em đau bụng dưới rốn có thể do ngộ độc thực phẩm, khi điều kiện khí hậu nóng ấm đây là môi trường thuận lợi để nhiều mầm bệnh cũng như vi sinh vật phát triển. Mặc khác các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn hay khi ở trường ăn phải thực phẩm bẩn, chế biến chưa chín kỹ có thể dẫn tới ngộ độc và đau bụng dưới rốn.
Do thực phẩm không đảm bảo chất lượng dẫn tới tình trạng trẻ ngộ độc
Các vi sinh vật hay hoá chất cũng như thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán tràn lan trên thị trường, dẫn tới nhiều ca ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiện nay. Bé có thói quen đưa mọi thứ vào miệng do tò mò, đây là lý do để giun sán xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Trẻ nhiễm trùng giun sán sẽ thấy đau bụng dưới, quanh rốn đau dữ dội khi về buổi chiều, cảm thấy ngứa và nổi mẩn đỏ. Nhìn thấy giun ra ngoài theo phân bằng mắt thường được.
Bệnh sỏi tiết niệu
Với trẻ bệnh sỏi tiết niệu hiếm gặp so với người lớn. Biểu hiện gặp sỏi tiết niệu là đau thắt vùng bụng dưới, lưng, hông 2 bên, đi tiểu ít có lẫn máu. Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị sỏi tiết niệu có thể do di truyền, cơ địa trẻ, quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể trẻ… Trường hợp trẻ béo phì ăn thức ăn nhanh, ăn mặn, ít uống nước cũng sẽ giúp tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
Viêm ruột thừa
Khi thấy trẻ đau bụng dưới phía bên phải có thể là do viêm ruột thừa
Nếu đau bụng nhiều vùng dưới rốn bên phải thì khả năng do bị viêm ruột thừa. Các cơn đau trước đó âm ỉ quanh rốn, sau đó có kèm thêm triệu chứng như: nôn, sốt, chán ăn, bụng sưng to… Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong do viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết. Vì vậy bố mẹ khi thấy những triệu chứng tương tự trên cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tính năng chat riêng bác sĩ của IVIE – Bác sĩ ơi: Có bác sĩ Nhi giúp mẹ quan sát triệu chứng của con để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tư vấn phương án điều trị, có nên đi khám tại bệnh viện không, khám khoa nào.
Tải app
Làm gì khi trẻ đau bụng dưới rốn
Khi trẻ em đau bụng dưới rốn, cha mẹ có thể sử dụng một số cách sau để giảm triệu chứng đau của trẻ cũng như giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn như:
Massage bụng
Tác động vào vùng bụng của trẻ, massage nhẹ nhàng sẽ giảm tình trạng đau của trẻ. Nếu trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hoá kèm theo táo bón thì đây là một cách giúp giảm tình trạng táo bón.
Massage giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá hiệu quả
-
Uống nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm ấm bụng, trường hợp táo bón có thể hỗ trợ làm mềm phân nếu uống kết hợp với men vi sinh.
-
Sử dụng túi chườm nóng lên vùng bụng dưới của trẻ: Chường nóng lên vùng bụng của trẻ cũng là một cách giúp giảm tình trạng đau, bé cảm thấy thoải mái hơn.
-
Cho trẻ vận động: Vận động là một cách giúp trẻ bớt đau, tuy nhiên không phải bất cứ bệnh lý nào cũng có thể cho trẻ vận động để hỗ trợ giảm đau.
-
Không tự ý cho trẻ uống thuốc giảm đau, thuốc không kê đơn: Khi chưa xác định rõ tình trạng của con là do nguyên nhân nào, do bệnh lý nào thì cha mẹ không được phép tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, để trẻ có một hệ miễn dịch tốt, khoẻ mạnh.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám
Khi bố mẹ thấy có những dấu hiệu bất thường sau cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và đưa ra chẩn đoán.
-
Cơn đau kéo dài, trẻ đau dữ dội, gào khóc.
-
Trẻ có dấu hiệu sốt, nôn.
-
Trẻ bị tiêu chảy.
-
Trẻ tiểu buốt hoặc tiểu ra máu có khả năng nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc bị sỏi thận.
Khi thấy trẻ đau bụng không giảm kèm sốt hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về trẻ em đau bụng dưới rốn cũng như những gợi ý về tính năng chat riêng với bác sĩ của IVIE – Bác sĩ ơi. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng trẻ bị đau bụng dưới cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
1900 3367