Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ
  • 2 Điều trị viêm tai giữa trẻ em
Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ
  • 2 Điều trị viêm tai giữa trẻ em
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và cách điều trị

Viêm tai giữa luôn là nỗi ám ảnh với các bậc làm cha mẹ, bởi cứ dưới 3 tuổi thì trẻ có ít nhất một lần bị viêm tai giữa. Hơn nữa, viêm tai giữa không điều trị dẫn đến giảm thính lực, thậm chí điếc. Vậy nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa như thế nào? iSofHcare sẽ giúp quý phụ huynh tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ
  • 2 Điều trị viêm tai giữa trẻ em

1 Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ

1.1 Đặc điểm giải phẫu tai mũi họng và chức năng hệ miễn dịch

Các yếu tố giải phẫu, sinh lý và miễn dịch đóng một vai trò quan trọng gây ra viêm tai giữa ở trẻ em. Đặc biệt là vòi nhĩ, đó là ống nối tai giữa với vòm mũi họng. Ở trẻ, vòi nhĩ ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn. Đặc điểm này khiến vi sinh vật dễ dàng di chuyển trong vòi nhĩ. Thật vậy, khi nhiễm virus ở vòm họng, quá trình đi đến tai và sự ứ đọng được thúc đẩy, khiến tai bị viêm nhiễm. 

Một nguyên nhân quan trọng khác là hệ miễn dịch, vì cơ chế bảo vệ chính của đường hô hấp bị chi phối bởi vòng Waldeyer. Các tác nhân khiến vòng Waldeyer bị tổn thương cũng gây ra viêm tai giữa.

1.2 Vi khuẩn và virus

Các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp ở trẻ em đều có khả năng gây viêm tai giữa. Trong số đó vi khuẩn chiếm đến 65 – 75%, hàng đầu là S. pneumoniae (40%), H.influenzae không định type ( 25 – 30%), Moraxella catarrhalis (15%), Liên cầu A, Staph. Aureus, các vi khuẩn gram âm.  Các virus hay gây viêm tai giữa trẻ em đó là Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp.

 

 

1.3 Các yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều các yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc viêm tai giữa:

- Tuổi, giới tính, di truyền: Trẻ từ 6 – 20 tháng tuổi và trẻ trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Gia đình có người bị mắc viêm tai giữa cũng là một yếu tố nguy cơ.

- Điều kiện kinh tế xã hội: Chỗ ở kém vệ sinh, dinh dưỡng không đầy đủ, ít tiếp cận với dịch vụ y tế, kinh tế thấp.

- Dị ứng, mùa lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên, trẻ chưa được tiêm chủng vaccine phế cầu.

- Dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch, dị dạng sọ - mặt, hội chứng Down, khối cholesteatoma bẩm sinh trong tai giữa.

- Viêm VA: Viêm VA là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu viêm VA tái đi tái lại mà không được điều trị, VA quá phát gây tắc nghẽn khiến dịch ở tai giữa không được lưu thông xuống hầu họng.

- Tiếp xúc với khói thuốc lá: Trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động, hệ miễn dịch suy giảm, có tiền sử dị ứng hoặc hội chứng trào ngược cũng dễ mắc phải viêm tai giữa.

- Các bệnh lý nhiễm trùng tái diễn do không được điều trị triệt để.

Tổng đài đặt khám 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2 Điều trị viêm tai giữa trẻ em

 

Phụ thuộc vào từng loại viêm tai giữa ở trẻ mà các bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Viêm tai giữa cấp gồm: Viêm tai giữa cấp sung huyết, viêm tai giữa cấp ứ mủ và vỡ mủ. Viêm tai giữa mạn tính gồm: Viêm tai giữa mạn tính thanh dịch và viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma.

2.1 Liệu pháp kháng sinh

Các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp với điều kiện trẻ dưới 2 tuổi hoặc sốt cao hoặc nhiễm trùng ở cả hai tai. Những bé trên 2 tuổi, chưa xuất hiện các triệu chứng nặng sẽ được theo dõi thêm hoặc cân nhắc dùng kháng sinh dựa vào tình trạng của trẻ.

 

Thuốc kháng sinh có các tác dụng phụ như tiêu hóa và phát ban. Lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến kháng thuốc, nghĩa là loại thuốc đó sẽ không còn tác dụng trong những lần dùng sau. Vì vậy bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bố mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ trước khi dùng kháng sinh đối với các bé trên 24 tháng, ít đau tai, sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc không sốt và thể trạng trẻ khỏe mạnh. Nếu triệu chứng của bé giảm dần, trẻ sẽ tránh được một đợt dùng thuốc tốn kém kinh phí và khiến trẻ hoảng sợ. Sau 24 giờ quan sát, nếu cơn đau tai hoặc sốt của bé vẫn kéo dài hoặc trầm trọng hơn, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cho trẻ.

 

2.2 Thuốc giảm đau – hạ sốt

Trong hầu hết các bệnh lý của trẻ, đau và sốt là 2 triệu chứng khiến trẻ khó chịu và bố mẹ lo lắng nhất. Thuốc giảm đau - hạ sốt giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ đồng thời giúp bố mẹ an tâm. Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C (đã cộng 0,5 độ khi kẹp nhiệt kế ở nách), bố mẹ cần giặt khăn ấm vắt khô lau tại vùng kẽ, bẹn, nách. Nếu sốt trên từ 38,5 độ C trở lên, cần dùng Paracetamol liều 10 - 15 mg / kg cân nặng, các lần sử dụng cách nhau ít nhất 4 tiếng. Đồng thời Paracetamol cũng có tác dụng giảm đau nên sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu trẻ rên đau tai.

 

2.3 Chích rạch màng nhĩ

Chích rạch màng nhĩ thường được các bác sĩ chỉ định trong giai đoạn viêm tai giữa cấp ứ mủ. Đó là khi trẻ đau tai tăng hoặc sốt tăng cho dù đã điều trị thuốc giảm đau – hạ sốt. Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm tai giữa do vi khuẩn sau 2 liệu trình điều trị đúng kháng sinh thất bại, xuất hiện các biến chứng do tai, trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch.

 

Khi tiến hành chích rạch màng nhĩ, trẻ được giữ nằm yên có thể có gây mê. Qua kính hiển vi hoặc dưới nội soi ống cứng, bác sĩ sẽ dùng dao vô khuẩn rạch vị trí ¼ dưới của màng nhĩ. Dịch mủ chảy ra sẽ được lấy đi nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.

2.4 Phẫu thuật tai – xương chũm

Trong các trường hợp viêm tai giữa mạn tính có cholesteatome, trẻ có thể cần phẫu thuật tai – xương chũm để lấy bỏ khối cholesteatome nhằm phục hồi chức năng nghe và ngăn ngừa tái phát bằng cách chỉnh hình ống tai ngoài.

 

2.5 Làm thông thoáng mũi họng

Vệ sinh mũi họng giúp các dịch viêm không bị ứ đọng gây nặng hơn tình trạng của trẻ, đồng thời cũng dự phòng các đợt viêm tai giữa tiếp theo. Bố mẹ cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để rửa mũi đúng cách cho trẻ.

 

2.6 Thay đổi các yếu tố nguy cơ

Mỗi tác nhân sẽ có phương thức giải quyết đặc thù. Trường hợp viêm VA mạn tính quá phát, cần nạo VA để giải phóng tắc vòi Eustach. Tiêm phòng vaccine phòng cúm và phế cầu cho trẻ vào tháng 10, 11 hàng năm. Phẫu thuật các dị tật bẩm sinh. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị với các thuốc chống trào ngược.

 

 

Đối với các trẻ nghi ngờ viêm mũi dị ứng có thể chỉ định thuốc chống sung huyết và kháng histamin để giải quyết các triệu chứng của mũi. Nếu trẻ không có tình trạng viêm mũi dị ứng thì không nên dùng kháng histamin bởi nó làm kéo dài tình trạng chảy dịch tai giữa.

 

2.7 Theo dõi và tái khám

Đối với viêm tai giữa cấp, khi trẻ đáp ứng điều trị, các triệu chứng sẽ cải thiện dần, tức là trẻ đỡ sốt, đỡ đau tai trong vòng 24 đến 48 giờ. Nếu trẻ không đỡ, bố mẹ cần đưa trẻ nhập viện hoặc gọi bác sĩ để được tư vấn.

Các bé dưới 2 tuổi và những trẻ có vấn đề ngôn ngữ hoặc học tập nên tái khám sau 2 đến 3 tháng được điều trị viêm tai giữa. Những đứa trẻ này có nguy cơ bị chậm nói. Các bác sĩ sẽ khám và đánh giá xem trẻ có bị thủng màng nhĩ hay tụ dịch gây ảnh hưởng đến thính giác hay không.

 

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa là vậy, sự cải thiện của trẻ trong quá trình điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi trẻ được đưa đến viện sớm, điều trị nội khoa luôn là phương pháp được ưu tiên và tiên lượng chữa khỏi luôn cao hơn nếu trẻ đến khám chậm trễ. 

 

Viêm tai giữa tưởng chừng như đơn giản nhưng nguyên nhân rất đa dạng và điều trị cũng không hề dễ dàng, đây luôn là một thách thức với các bác sĩ Tai mũi họng. Vì vậy các bậc phụ huynh đừng nên chủ quan, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa khi cảm giác bé có bất thường. Hi vọng rằng các bậc phụ huynh đã có những kiến thức nhất định về nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Nếu con bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và cách điều trị

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa và cách điều trị

Viêm tai giữa luôn là nỗi ám ảnh với các bậc làm cha mẹ, bởi cứ dưới 3 tuổi thì trẻ có ít nhất một lần bị viêm tai giữa. Hơn nữa, viêm tai giữa không điều trị...

Icon thời gian
14/06/2021
1124 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG