Khe thưa răng cửa là tình trạng răng mà nhiều người gặp phải, quan tâm và tìm hiểu. Việc có khe thưa giữa các răng sẽ làm ảnh hưởng đển thẩm mỹ cũng như sự thiếu tự tin trong giao tiếp. Theo quan niệm của người Á Đông, việc có khe thưa còn ít nhiều ảnh đến tiền tài và sức khoẻ. Vậy làm thế nào để đóng khe thưa răng cửa, hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu dưới đây.
Nội dung chính
- 1. Khe thưa răng cửa- vấn đề mà nhiều người đang gặp phải
- 2. Biện pháp để đóng khe thưa răng cửa?
1. Khe thưa răng cửa- vấn đề mà nhiều người đang gặp phải
Khe thưa răng cửa tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phương pháp tốt nhất đối với từng đối tượng. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Bạn nên đi khám tại các Cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm để đưa ra phương án điều trị thích hợp và hiệu quả. Mọi thắc mắc hoặc cần IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ đặt khám bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 3367.
1900 3367
Thiếu răng cửa bên hàm trên gây tình trạng khe thưa răng cửa.
- Răng thưa là gì, nguyên nhân khiến răng thưa?
Răng thưa là tình trạng răng có các khe hở ở giữa các răng. Răng có thể thưa ở vị trí răng cửa hoặc giữa nhiều răng, kích thước của khe hở cũng có thể khác nhau. Các khe thưa này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai của bạn.
- Nguyên nhân răng bị thưa có thể do nhiều yếu tố khác nhau, ta có thể kể đến là:
- Cung hàm quá rộng trong khi răng ngắn và bé.
- Răng cửa thưa do phanh môi bám sai vị trí: các sợi cơ của phanh môi bám vào giữa 2 răng cửa, khi vận động, các sợi cơ sẽ gây ra tình trạng co kéo, khiến cho 2 răng cửa tách xa nhau, không khít vào nhau được. Khoảng cách giữa 2 răng cửa sẽ tăng dần theo thời gian. Ở trường hợp này, các bạn cần phải điều trị chỉnh lại vị trí của phanh môi trước khi thực hiện các biện pháp đóng khe thưa nếu không tình trạng khe thưa sẽ bị tái phát.
- Răng thưa do thiếu răng bẩm sinh, thường gặp là thiếu răng cửa bên hoặc răng nanh.
- Khớp cắn sâu.
- Mất răng lâu ngày khiến răng bị dịch chuyển.
- Răng thưa do 1 số thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay.
- Hiện tượng tụt nướu, lộ chân răng do bệnh nha chu gây ra tình trạng thưa răng.
Tìm hiểu thêm về: bệnh lý răng hàm mặt.
Phanh môi bám sai vị trí tạo ra khe thưa giữa 2 răng cửa.
2. Biện pháp để đóng khe thưa răng cửa?
Hiện có 4 giải pháp để khắc phục tình trạng này gồm:
- Khắc phục răng thưa nhờ trám răng thẩm mỹ composite: các bác sĩ Nha khoa sẽ dùng composite - một vật liệu hàn răng có bản chất là nhựa để tạo hình lại răng cửa bằng cách làm tăng kích thước của răng theo chiều ngang, việc này sẽ làm đóng khe thưa. Phương pháp này là một phương pháp rẻ tiền, thời gian điều trị tương đối nhanh nhưng hiệu quả bền vững lại không cao, có thể bị bong, hơn nữa miếng hàn thêm vào có thể bị đổi màu. Ngoài ra, với những răng có màu sắc phức tạp sẽ rất khó phối màu composite để giống với màu sắc răng xung quanh.
Trám răng thẩm mỹ composite
- Dán sứ veneer đóng khe thưa: Đối với những trường hợp khe thưa nhỏ, cung răng đều, mô nướu khỏe mạnh thì các bạn nên lựa chọn phương pháp dán sứ veneer. Có thể sử dụng miếng dán veneer chíp để đóng kín khe thưa. Phương pháp này gần như không phải mài răng, hiệu ứng màu sắc giống hoàn toàn với các răng xung quanh. Răng sau khi dán sứ không bị đổi màu và cũng rất bền, khó bị bong. Phương pháp này sẽ áp dụng với các khe thưa nhỏ hơn 30mm và kích thước của các răng tự nhiên không quá lớn. Chi phí của phương pháp này sẽ cao hơn so với phương pháp hàn răng thông thường bằng composite.
Răng trước và sau khi dán sứ veneer
- Niềng răng là giải pháp tốt để đóng khe thưa: với triết lý hiện nay là điều trị bảo tồn răng gốc thì niềng răng là giải pháp tốt nhất để đóng kín khe thưa răng cửa. Nó sẽ có ưu điểm vượt trội trong các trường hợp như: kích thước hai răng cửa khá lớn, khoảng cách giữa hai răng cửa lớn hơn 30mm cũng như tình trạng răng cửa hô hoặc móm. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị có thể kéo dài lên đến 1,5 - 2 năm.
- Bọc răng sứ khắc phục răng thưa: phương pháp này hiện nay ít được dùng do phải mài răng nhiều.
Tìm hiểu thêm về bài viết: Khi nào cần nhổ răng khôn?
Trên đây là bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho người đọc. Từ đó tìm được phương pháp thích hợp với nhu cầu của bản thân mình.
1900 3367
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
05/07/2022 - Cập nhật
10/07/2022