Nội dung chính
  • 1. Say nắng, say nóng là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết người bị say nắng, say nóng?
  • 3. Xử trí khi bị say nắng, say nóng
  • 4. Phòng tránh say nắng, say nóng như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Say nắng, say nóng là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết người bị say nắng, say nóng?
  • 3. Xử trí khi bị say nắng, say nóng
  • 4. Phòng tránh say nắng, say nóng như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết và xử lý tình trạng say nắng, say nóng

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Mùa hè đến, nhiệt độ tăng cao khiến không ít người do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột ở trên 1 số đối tượng như làm ruộng, giao hàng, làm xây dựng, công trình …. gây ra một số vấn đề sức khỏe do say nắng, say nóng. Chính vì vậy, biết được biểu hiện và cách xử trí khi bị say nắng, say nóng sẽ giúp cho người bệnh hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Nội dung chính
  • 1. Say nắng, say nóng là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết người bị say nắng, say nóng?
  • 3. Xử trí khi bị say nắng, say nóng
  • 4. Phòng tránh say nắng, say nóng như thế nào?

1. Say nắng, say nóng là gì?

Say nắng, say nóng là tình trạng cơ thể như thế nào?

Say nóng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ do ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức cao hoặc do hoạt động thể lực quá mức, gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận này bị rối loạn và mất kiểm soát. 

Say nắng là tình trạng mất nước cấp tính kèm theo rối loạn nặng sự điều hòa thân nhiệt của hệ thần kinh trung ương do tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt. Say nắng thường xuất hiện vào khoảng từ 10 giờ sáng đến khoảng 16 giờ chiều  khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao trên 380C, lúc này ánh nắng mặt trời có nhiều tia tử ngoại sẽ tác động vào đầu, cổ, vai, gáy với thời gian lâu sẽ làm cho trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương gây rối loạn thân nhiệt.

Nhiệt độ cơ thể cao

Say nắng, say nóng là gì?

Những người bị say nắng, say nóng có thể bị sốc hoặc hôn mê . Nhiệt độ cơ thể cao có thể dẫn đến:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) .
  • Phù não.
  • Suy thận .
  • Suy gan .
  • Rối loạn chức năng trao đổi chất.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Giảm lưu lượng máu đến tim và các vấn đề tuần hoàn khác

Chính vì thế nên cần nhận biết và kịp thời xử trí để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết người bị say nắng, say nóng?

Dấu hiệu say nắng, say nóng có thể nhận biết qua:

  • Nhiệt độ cơ thể cao: trên 37,5 độ có thể tới 40 độ.
  • Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi. Lú lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê đều có thể do say nắng.
  • Thay đổi mồ hôi: có thể da nóng, khô, không có mồ hôi hoặc lạnh ẩm, tái mét và vã mồ hôi
  • Buồn nôn và ói mửa. Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc nôn mửa.
  • Da ửng đỏ. Da của bạn có thể đỏ lên khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Thở nhanh. Hơi thở của bạn có thể trở nên nhanh và nông hơn.
  • Nhịp tim nhanh. Nhịp đập của bạn có thể tăng lên đáng kể vì căng thẳng nhiệt tạo một gánh nặng to lớn lên tim để giúp làm mát cơ thể.
  • Đau đầu. Đầu của bạn có thể đau nhói, chóng mặt.

Dấu hiệu bệnh nhân say nắng, say nóng

Dấu hiệu bệnh nhân say nắng, say nóng

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Xử trí khi bị say nắng, say nóng

Xử trí say nắng, say nóng như thế nào?

- Bằng mọi cách làm giảm thân nhiệt người bị nạn

- Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng râm mát, thoáng khí

- Đặt nằm ngửa, gác chân lên cao

- Nới lỏng quần áo

- Khuyến khích họ uống các chất lỏng có hơi muối, chẳng hạn như đồ uống thể thao hoặc nước muối

- Chườm túi đá làm mát lên các vị trí như nách, bẹn, cổ hoặc ngâm nước mát nếu có thể, phun sương và thổi không khí khắp cơ thể giúp làm mát bay hơi

- Không nên dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, inbuprofen ….

- Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở của bệnh nhân và cần đưa đến cơ sở y tế ngay nếu như có dấu hiệu nặng như:

  • Không uống nước được
  • Nôn niên tục
  • Sốt tăng liên tục
  • Bất tỉnh
  • Kèm triệu chứng khác như đau ngực đau bụng, khó thở, tiểu ít hoặc vô niệu

4. Phòng tránh say nắng, say nóng như thế nào?

Nên chú ý để phòng tránh say nắng, say nóng vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng:

  • Tránh hoạt động thể lực gắng sức trong điều kiện nóng ẩm.
  • Nên uống nhiều nước, đồ uống thể thao, nước muối khi hoạt động gắng sức.
  • Dần dần để cơ thể thích nghi với nhiệt độ cao trong vài tuần nếu bạn phải ở trong điều kiện nóng nực để làm việc hoặc chơi thể thao.
  • Không bao giờ để quên trẻ em trong không gian kín, nóng như ô tô khi ra ngoài.
  • Ở trong khu vực có máy lạnh hoặc thông gió tốt khi có đợt nắng nóng.
  • Mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng rãi nếu bạn ra ngoài nắng nóng.

Bổ sung nước, đồ uống thể thao khi hoạt động.

Bổ sung nước, đồ uống thể thao khi hoạt động.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/07/2022 - Cập nhật 04/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết và xử lý tình trạng say nắng, say nóng

Nhận biết và xử lý tình trạng say nắng, say nóng

Mùa hè đến, nhiệt độ tăng cao khiến không ít người do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi ...

26/07/2022

407 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG