Nội dung chính
  • 1. Hạ đường huyết là gì và dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết?
  • 2. Xử trí khi gặp bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định là hạ đường huyết như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?
Nội dung chính
  • 1. Hạ đường huyết là gì và dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết?
  • 2. Xử trí khi gặp bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định là hạ đường huyết như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết và xử trí hạ đường huyết

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Bất kỳ một bệnh nhân có ý thức lơ mơ hay rơi vào hôn mê bất tỉnh các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ ngay lập tức thử đường máu mao mạch cho bệnh nhân. Hạ đường huyết là khi glucose (đường) trong máu dưới 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl) là một cấp cứu cần khẩn trương, dễ chẩn đoán nhưng cũng dễ gây tử vong cho người bệnh. Tại nhà và cộng đồng có thể chẩn đoán và xử trí để có thể kịp thời đưa bệnh nhân ra khỏi trạng thái nguy hiểm trước khi đến bệnh viện.
Nội dung chính
  • 1. Hạ đường huyết là gì và dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết?
  • 2. Xử trí khi gặp bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định là hạ đường huyết như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?

1. Hạ đường huyết là gì và dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết có thể có các triệu chứng rất rầm rộ hoặc thậm chí không có triệu chứng gì cho đến khi diễn biến nặng. Hạ đường huyết cách nhận biết và nghĩ đến việc bệnh nhân có thể bị là rất quan trọng.

Một số dấu hiệu khi hạ đường huyết

Một số dấu hiệu khi hạ đường huyết

  • Dấu hiệu chung: mệt xuất hiện đột ngột, đau đầu, chóng mặt, thỉu.
  • Dấu hiệu thần kinh thực vật: vã mồ hôi, da xanh, hồi hộp đánh trống ngực, run tay, cảm giác lạnh, tăng tiết nước bọt.
  • Dấu hiệu tim mạch: nhịp tim nhanh, có thể có đau ngực.
  • Dấu hiệu tiêu hóa: cảm giác đói, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, đi ngoài có thể gặp.
  • Dấu hiệu thần kinh: co giật, yếu liệt ½ người, nhìn đôi, chóng mặt, mất thăng bằng có thể rất giống với dấu hiệu của đột quỵ hoặc động kinh.
  • Dấu hiệu tâm thần: kích động, hung dữ, nói cười vô cớ, rối loạn nhân cách, ảo giác, ảo khứu.
  • Hôn mê hạ đường huyết: là giai đoạn cuối của hạ đường huyết, có thể xuất hiện ngay lập tức mà không có triệu chứng báo trước.

Khi các triệu chứng hạ đường huyết trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến cơ thể, bạn cần thực hiện thăm khám tại bệnh viện, phòng khám chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Xử trí khi gặp bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định là hạ đường huyết như thế nào?

Các bước xử trí hạ đường huyết như sau:

  • Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc đang dùng vì có thể thuốc đó gây hạ đường huyết.
  • Ngay lập tức thử đường máu mao mạch ở đầu ngón tay nếu có sẵn máy hoặc có thể thử tại các hiệu thuốc gần nhà.
  • Trong trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, trung bình vẫn tỉnh táo nên cho uống ngay nước đường,...hoặc bổ sung các loại thức uống chứa đường như sữa, nước ngọt. Sau đó có thể dùng thêm các loại cháo, hoa quả, bánh ngọt .
  • Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, vì mất ý thức nên không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp. Những bệnh nhân này cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế và phải báo cáo nghi ngờ hạ đường huyết với nhân viên y tế, để bệnh nhân được kịp thời điều trị, truyền glucose đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

Hạ đường huyết khí đường máu < 3.9 mmol/l hoặc < 70 mg/dl

Hạ đường huyết khí đường máu < 3.9 mmol/l hoặc < 70 mg/dl

3. Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?

Nguyên nhân gây hạ đường huyết cần nắm bắt được để dự phòng và điều trị bệnh.

Đối với người bệnh đã chẩn đoán đái tháo đường:

  • Do quá liều thuốc điều trị đái tháo đường, không ăn sau khi dùng thuốc
  • Sai lầm trong chế độ ăn
  • Hoạt động thể lực quá mức
  • Suy gan, suy thận

Người bệnh không bị đái tháo đường:

  • U gây tiết insulin (chất làm giảm đường trong máu) có thể ở mô tụy hoặc mô ngoài tụy …
  • Nguyên  nhân tại gan: viêm gan, xơ gan, ung thư gan
  • Tại nội tiết: suy thượng thận, suy giáp, suy tuyến yên…
  • Chạy thận nhân tạo chu kì

Hạ đường huyết phản ứng như:

  • Hạ đường huyết do ăn quá nhiều thực phẩm tinh chế chứa đường đơn như bánh mì trắng hoặc bánh kẹo ngọt
  • Hạ đường huyết sau cắt dạ dày
  • Bị tiền đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường sai lầm trong chế độ ăn.

Người bệnh đái tháo đường sai lầm trong chế độ ăn.

Sau khi điều trị hạ đường huyết bệnh nhân có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường. Nhưng bệnh nhân vẫn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm những nguyên nhân gây hạ đường huyết để có thể điều trị kịp thời, dự phòng tránh tái phát. 

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/07/2022 - Cập nhật 22/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết và xử trí hạ đường huyết

Nhận biết và xử trí hạ đường huyết

Bất kỳ một bệnh nhân có ý thức lơ mơ hay rơi vào hôn mê bất tỉnh các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ ngay lập tức thử đường máu mao mạch cho bệnh nhân. Hạ đường...

16/07/2022

450 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG