Nội dung chính
  • 1. Chúng ta có tất cả bao nhiêu chiếc răng?                         
  • 2. Nhận biết vị trí của các răng trong cung hàm và vai trò của chúng
Nội dung chính
  • 1. Chúng ta có tất cả bao nhiêu chiếc răng?                         
  • 2. Nhận biết vị trí của các răng trong cung hàm và vai trò của chúng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết vị trí các răng trong cung hàm và vai trò của chúng

Bộ răng của chúng ta tiến hóa hơn nhiều so với các loài động vật để phù hợp với chức năng ăn tạp (là ăn cả thịt và rau xanh). Có bao giờ bạn tự hỏi: Răng này là răng gì? Chức năng của nó là gì? Hiểu được vai trò của mỗi răng, sẽ giúp chúng ta giảm được tình trạng mẻ răng, gãy răng do dùng lực không cân xứng với sức chịu đựng của chúng.
Nội dung chính
  • 1. Chúng ta có tất cả bao nhiêu chiếc răng?                         
  • 2. Nhận biết vị trí của các răng trong cung hàm và vai trò của chúng

1. Chúng ta có tất cả bao nhiêu chiếc răng?                         

Bộ răng sữa của trẻ em bắt đầu mọc từ khi 6 tháng và tồn tại trên cung hàm đến khi trẻ lên 6 tuổi. Từ 6 đến 12 tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn thay nhau mọc lên thay thế vị trí của những chiếc răng sữa tương ứng. Răng sữa tham gia vào quá trình ăn nhai của trẻ và giữ khoảng cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ. 12 tuổi là khoảng thời gian ước tính trung bình, bộ răng của trẻ lúc này gồm có 24 chiếc và toàn bộ đều là răng vĩnh viễn.

Số lượng răng không thay đổi cho đến khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành. Vào khoảng 18 đến 24 tuổi, một răng trong cùng hay còn gọi là răng số 8 (răng khôn) mọc lên trên mỗi cung hàm. Nếu sự mọc răng diễn ra bình thường, tức là không có hiện tượng răng mọc ngầm thì có tổng cộng tất cả 32 răng trên cả hai hàm.

Răng tồn tại như vậy cho đến khi về già. Trong quá trình ăn nhai xuyên suốt cuộc đời, nếu vệ sinh răng không đúng cách, sẽ dễ gây nên các vấn đề răng miệng. Răng bị bệnh không được cứu chữa được phải nhổ bỏ và thay bằng răng giả để đảm bảo tiếp tục quá trình ăn nhai.

2. Nhận biết vị trí của các răng trong cung hàm và vai trò của chúng

Việc nhận biết vị trí của các răng trên mỗi cung hàm cũng như vai trò của chúng đem lại nhiều lợi ích, trong đó có:

- Hỗ trợ nha sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh về răng. Chẳng may bạn bị đau một cái răng nhai ở bên trong, khi đó nếu bạn biết và đọc chính xác tên răng sẽ làm giảm được thời gian khám cũng như tình trạng chữa nhầm răng.

- Biết được vai trò của các răngnếu thiếu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

- Để chọn một phương thức phục hình răng vừa hợp giá tiền, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao vừa đáp ứng được chức năng.

    a. Nhóm răng trước

Chúng ta hãy tưởng tượng có một đường thẳng dọc giữa, đi qua chính giữa khuôn mặt và chia bộ răng thành hai nửa đối xứng nhau. Từ đường giữa về phía bên trái, đánh vị trí răng từ 1 cho đến răng cuối cùng trong góc hàm (thường là răng số 8). Làm tương tự như vậy đối với các cung hàm còn lại cho cả hàm trên và hàm dưới. Nhóm răng trước gồm có 12 răng, đánh số từ 1 đến 3 cho cả hàm trên và hàm dưới.

- Răng cửa giữa: Gồm 4 răng, được đánh số 1.

- Răng cửa bên: Bên cạnh răng cửa giữa, gồm 4 răng được đánh vị trí số 2.

- Răng nanh: Mỗi cung hàm có một răng, có tất cả là 4 răng và được đánh số 3.

Vai trò của nhóm răng trước:

- Vai trò chung: Cả răng cửa và răng nanh đều mang nhiệm vụ rất cao cả trong việc gia tăng sự thu hút với người đối diện. Những chiếc răng “mặt tiền” này sẽ quyết định phần lớn thái độ tự tin giao tiếp hay rụt rè tự ti của bạn.

Ngoài ra, răng trước còn giữ chức năng phát âm. Hơi từ trong vòm họng, đi qua răng trước rồi mới thoát ra ngoài. Nó kết hợp với sự chuyển động của lưỡi làm cho âm trở nên tròn trịa hơn, rõ ràng hơn.

- Nhóm răng cửa: Dùng để cắn và cắt thức ăn thành những miếng nhỏ nhờ đó mà quá trình nhai, nghiền thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

- Nhóm răng nanh: Răng nanh là răng dễ nhận biết nhất, còn được gọi với tên phổ biến hơn là răng khểnh. Răng khểnh đem lại độ thẩm mỹ cao cho gương mặt. Ngoài ra, nó còn giúp xé thịt, xé thức ăn thành những mảnh nhỏ để dễ nhai, dễ nghiền.

Nhom-rang-truoc

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

    b. Nhóm răng cối nhỏ

Có tất cả 8 răng cối nhỏ (hay còn gọi là răng tiền cối, răng tiền hàm), mỗi cung hàm có 2 răng. Răng cối nhỏ được đánh vị trí số 4 và 5, gọi là răng cối nhỏ thứ nhất, răng cối nhỏ thứ hai và đứng sau răng nanh.

Là răng chuyển tiếp giữa nhóm răng trước và nhóm răng sau nên chúng có cấu tạo và chức năng hỗn hợp. Chức năng chính của chúng là hỗ trợ răng nanh để xé thức ăn và cộng tác với răng cối trong quá trình nhai nghiền.

Răng số 4 cũng có vai trò thẩm mỹ vì răng này sẽ lộ ra khi bạn nói cười.

Rang-coi-nho

    c. Nhóm răng cối lớn

Răng cối lớn  hay còn gọi là răng hàm thuộc nhóm răng sau gồm có 12 chiếc, được đánh số theo thứ tự từ 6 đến 8. Chúng ta có thể đọc tên như sau: Răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên phải, hay răng cối lớn thứ hai hàm dưới bên trái, răng cối lớn thứ ba…

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, có thể có hoặc không tồn tại trên cung hàm tùy vào cơ địa của mỗi người. Răng khôn thường bị mọc lệch và có xu hướng đâm vào răng số 7 nên thường bị nhổ bỏ. Thông thường thì chúng không tham gia vào chức năng ăn nhai nên loại bỏ chúng không bị ảnh hưởng nhiều.

Răng số 6 và số 7 là những răng lớn nhất, có mặt nhai rộng và giữ một vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng đều nhờ vào sự nhai nghiền thành những mảnh vụn của răng cối lớn. Vì có nhiều múi rãnh nên răng số 6, 7 khó vệ sinh sạch sẽ và rất dễ bị sâu.  Chúng cũng dễ bị vỡ và gãy nếu nhai phải một vật cứng. Lúc này, người bệnh phải cân nhắc việc thay một chiếc răng giả mới để tiếp tục nhai nghiền thức ăn.

 Rang-coi-lon

“Cái răng cái tóc là góc con người”,hàm răng là một trong hai thứ đầu tiên để một người nhìn vào và đánh giá vẻ đẹp bên ngoài của mỗi cá nhân. Ngoài chức năng quan trọng là ăn nhai, răng còn đóng vai trò là một yếu tố làm đẹp và tô sáng thêm cho gương mặt. Chính vì vậy, bạn hãy chăm sóc bộ răng của mình  kỹ lưỡng hơn nữa nhé!

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại các bệnh viện uy tín trên toàn quốc và muốn được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ lành nghề thì hãy liên hệ với chúng tôi. IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng kết nối y tế thông minh, giúp đặt lịch hẹn khám online nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải chờ đợi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/06/2021 - Cập nhật 30/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết vị trí các răng trong cung hàm và vai trò của...

Nhận biết vị trí các răng trong cung hàm và vai trò của...

Bộ răng của chúng ta tiến hóa hơn nhiều so với các loài động vật để phù hợp với chức năng ăn tạp (là ăn cả thịt và rau xanh). Có bao giờ bạn tự hỏi: Răng này...

30/06/2021

10509 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG