Giang mai (Syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc hoặc bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh ngả âm đạo. Triệu chứng của bệnh giang mai rất phức tạp, hiện nay được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh học và điều trị bằng kháng sinh như penicillin.
1. Bệnh giang mai và giang mai bẩm sinh
Treponema pallidum là một dạng xoắn khuẩn, có khả năng lây truyền dọc từ mẹ sang con gây giang mai bẩm sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu ưua đường tình dục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Người mẹ bị giang mai hoặc nhiễm giang mai trong thai kỳ có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng bị bệnh từ mẹ mang bệnh khi sinh bằng ngả âm đạo.
Bệnh giang mai và giang mai bẩm sinh
Bệnh giang mai được chia thành bốn giai đoạn với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau trong từng giai đoạn. Người bị giang mai nguyên phát thường xuất hiện các vết loét tại vị trí lây nhiễm ban đầu . Các vết loét này thường xung quanh dương vật, âm hộ, hậu môn, trong trực tràng, quanh miệng. Chúng thường cứng, tròn, không đau. Các triệu chứng của giang mai thứ phát gồm phát ban da, sưng hạch, sốt. Ở giai đoạn âm ỉ, bạn không thấy bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào. Đến giai đoạn toàn phát, thường có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bệnh ảnh hưởng đến tim, não và các cơ quan khác.
Gọi hotline để nhận tư vấn về nghi ngờ mắc giang mai: 1900 3367
2. Xét nghiệm giang mai khi nào?
Nếu nghi ngờ bản thân mắc giang mai hoặc nghi nhiễm giang mai trong thai kỳ, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bất kì thời điểm nào và càng sớm càng tốt.
Đối với thai phụ, triệu chứng giang mai rất khó nhận ra do không rõ rệt như lúc không mang thai và hậu quả nặng nề của bệnh với thai kì, các bác sĩ khuyến cáo nen sàng lọc thường quy giang mai trong 3 tháng đầu thai kì. Đối với sản phụ nguy cơ cao nên xét nghiệm thêm trong 3 tháng cuối.
Xem thêm: Khám sản phụ khoa ở Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Khi nào cần xét nghiệm giang mai
Lần sàng lọc trước sinh bổ sung với sản phụ sinh sống trong các cộng đồng có nguy cơ cao tại các thời điểm : lần khám thai đầu tiên; 28 tuần; 36 tuần; thời điểm sinh; 6 tuần sau khi sinh.
Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi !
Hotline: 1900 3367
3. Điều trị giang mai cho sản phụ như thế nào?
Thai phụ nhiễm giang mai trong thai kỳ được phân ra:
• Nhiễm giang mai phát hiện sớm: phát hiện khi nhiễm < 2 năm, dựa trên xét nghiệm huyết thanh.
• Nhiễm giang mai phát hiện muộn: giang mai tiềm ẩn > 2 năm.
Mọi trường hợp giang mai phải được điều trị và trước tuổi thai 16 tuần.
Giang mai đáp ứng điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh Penicillin G. Với giang mai phát hiện sớm điều trị bằng Penicillin G tiêm bắp liều duy nhất. Với giang mai phát hiện muộn điều trị bằng Penicillin G tiêm bắp 01 lần/ tuần trong 3 tuần.
Điều trị giang mai cho sản phụ
Điều trị sẽ giúp sản phụ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên nếu đã gây ra tổn thương cho thai nhi thì sẽ không sửa được các vấn đề này nữa.
Sau khi điều trị khỏi giang mai thì bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh. Bên cạnh Giang mai thì trong thai kỳ, các sản phụ luôn cần chú ý đến các yếu tố dịch tễ khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Gia đình cần chuẩn bị tốt đảm bảo sứa khỏe cho cả mẹ và bé được phát triển tốt và toàn diện nhất. Sản phụ nhiễm CMV trong thai kỳ có triệu chứng gì và cách phòng ngừa điều trị nhiễm CMV trong thai kỳ như thế nà.
4. Phòng tránh bệnh giang mai
Hiện tại chưa có vaccine phòng giang mai nên để phòng tránh bệnh giang mai chúng ta nên:
• Quan hệ chung thủy một vợ một chồng/ bạn tình đã được xét nghiệm và khẳng định không mắc bệnh giang mai.
• Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Mặc dù bao cao su có thể ngăn ngừa truyền bệnh giang mai bằng cách ngăn chặn sự tiếp xúc với vết loét nhưng bạn nên biết đôi khi vết loét giang mai xảy ra ở các khu vực khác.
Gọi ngay hotline để đặt lịch khám nghi nhiễm giang mai trong thai kỳ cho sản phụ:
1900 3367
Cách phòng tránh bệnh giang mai
Khi phát hiện những biểu hiện của bệnh giang mai hoặc sản phụ nhiễm giang mai trong thai kỳ, đừng ngại hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Cẩm nang y tế IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
IVIE - Bác sĩ ơi với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cùng đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho người bệnh có triệu chứng mắc giang mai, sản phụ nghi ngờ nhiễm giang mai trong thai kỳ,... Tư vấn và hỗ trợ xét nghiệm khám hiệu quả và uy tín. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
1900 3367