Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa phải kể đến nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Diễn biến bệnh thường khởi phát đột ngột, sau khi người bệnh ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm trong quá trình bảo quản, chế biến do các vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
1. Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là tình trạng bệnh?
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là tình trạng bệnh lý của đường tiêu hóa, do các vi sinh vật và độc tố của chúng gây nên và lây truyền qua thực phẩm.
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tại các nước đang phát triển nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong ở người trưởng thành. Chỉ riêng năm 2003, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0 - 2 tuổi. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy trong mỗi năm, thậm chí có trẻ mắc 8 - 9 đợt mỗi năm.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh thay đổi tùy theo các tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của từng cơ thể cảm nhiễm và số lượng vi sinh vật.
2. Tác nhân gây bệnh
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là bệnh lý cấp tính của đường tiêu hóa.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Virus
Các virus chủ yếu gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn là Rotavirus, Enteric Adenovirus, Norovirus, Calicivirus, Coronavirus và Astrovirus. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các virus chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn hoặc nước uống có chứa virus và gây ảnh hưởng trên tế bào nhung mao của niêm mạc ruột non gây giảm hấp thu nước và điện giải. Một số virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Ngoài ra, trên cơ địa suy giảm miễn dịch còn có thể gặp tác nhân Cytomegalovirus gây tiêu chảy và các bệnh lý ngoài ruột khác.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
- Vi khuẩn
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn có thể chia thành 2 nhóm dựa theo cơ chế gây bệnh.
Nhóm vi khuẩn này gây bệnh chủ yếu bằng độc tố của chúng. Bao gồm Staphylococus aureus, Vibrio cholera, E coli (ETEC), Clostridium perfringens, Bacillus cereus. Các độc tố của vi khuẩn sinh gây tăng xuất tiết tại ruột non, như làm tăng tiết chlor, natri, bicarbonate, nước vào lòng ruột và vượt quá khả năng hấp thụ của ruột, hậu quả dẫn đến tiêu chảy phân rất nhiều nước. Một số độc tố gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của ruột gây nôn, đau bụng do co thắt cơ ống tiêu hóa.
Các vi khuẩn E. coli (EIEC, EHEC, EAEC), Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica, Aeromonas, Listeria monocytogenes. Các vi khuẩn xâm nhập tế bào niêm mạc ruột gây phản ứng viêm cấp, tập trung bạch cầu viêm ở lớp dưới niêm mạc, gây xuất tiết các cytokine viêm dẫn đến tổn thương tế bào tạo thành các ổ loét nông ở ruột và trong phân có rất nhiều bạch cầu đa nhân.
- Ký sinh trùng
- Ký sinh trùng không xâm nhập
Ký sinh trùng nhóm này gây rối loạn chức năng hấp thu của ruột, không tổn thương niêm mạc ruột như Giardia, Trichomonas, giun lươn. Soi dịch tá tràng hay phân thường thấy có dưỡng bào gây bệnh hay ấu trùng giun lượn, không có hồng cầu hay bạch cầu.
Entamoeba histolytica gây viêm lớp niêm mạc và tạo thành ổ loét sâu, xâm | lấn đến mạch máu gây xuất huyết. Soi phân có thể thấy nhiều hồng cầu, ít bạch cầu đa nhân thoái hóa dưỡng bào hoạt động ăn hồng cầu.
3. Tình hình bệnh trên thế giới và tại Việt Nam
Cho đến nay, mặc dù hệ thống phòng dịch đã phát triển mạnh mẽ, nhưng theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn vẫn là vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) mỗi năm ước tính có hơn 350.000.000 ca tiêu chảy, trong đó có khoảng 325,000 ca phải nhập viện điều trị và 5.000 ca tử vong.
Biểu hiện lâm sàng của từng bệnh nhân đều có sự thay đổi.
Một nghiên cứu Đan Mạch cho thấy có 52.121 bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn lây nhiễm từ đường ăn uống, trong đó 7.524 (14,4%) phải nhập viện điều trị, 647 bệnh nhân (1,2%) có các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột hay nhiễm khuẩn huyết.
Ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn không những là bệnh dẫn đầu ước tính 1 triệu trường hợp mắc bệnh hàng năm mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, làm 4 đến 6 triệu trẻ em tử vong hàng năm, hay 12.600 trẻ em tử vong mỗi ngày.
4. Yếu tố lây truyền bệnh
- Nguồn bệnh
Nguồn bệnh chính là thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Nguồn gốc nhiễm khuẩn có thể do thực phẩm đã mang mầm bệnh, ví dụ như thịt lợn gạo, sò ốc mang mầm bệnh tả, nguồn nước mang phẩy khuẩn tả hoặc bị lây nhiễm mầm bệnh trong quá trình chế biến như nhiễm Salmonella trong thức ăn đóng hộp.
- Đường lây bệnh
Đường lây bệnh chính là trực tiếp qua thực phẩm, ngoài ra có thể gây gián tiếp qua tay bẩn, các côn trùng như ruồi nhặng.
- Đối tượng dễ mắc bệnh
- Tuổi: nguy cơ cao nhất là trẻ từ 1- 5 tuổi do chưa có đáp ứng miễn dịch đầy đủ với các tác nhân gây bệnh. Đối với trẻ dưới 1 tuổi tình trạng nhiễm bệnh có thấp hơn, một phần do còn đáp ứng miễn dịch của mẹ truyền, một phần do được chăm sóc vệ sinh hợp lý.
- Cơ địa: những người có vấn đề về miễn dịch như suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, người mang bệnh mạn tính, giảm acid dạ dày là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Các yếu tố thuận lợi
Có nhiều yếu tố gây tăng nguy cơ nhiễm bệnh như yếu tố vệ sinh môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán ăn uống, các thay đổi dân số cơ học, sự phát triển của du lịch thương mại ngoài ra việc quản lý khống chế dịch bệnh cũng phụ thuộc vào khả năng quản lý của mạng lưới y tế tại địa phương.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!