Rubella hay sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây do virus Rubella gây ra, triệu chứng điển hình là xuất hiện các nốt ban đỏ ngoài da, có thể kèm theo sốt và sưng hạch bạch huyết. Thai phụ nhiễm Rubella có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh.
1. Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh
Rubella thuộc nhóm RNA virus. Khi bị nhiễm hoặc được chủng ngừa sẽ có miễn dịch suốt đời. Nhiễm Rubella trong thai kì gây hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh. Trong khi đó, nhiễm Rubella khi đã có miễn dịch ít gây ra hội chứng này.
Biểu hiện lâm sàng ở thai pahụ thường nghèo nàn, ở thai nhi thường xuất hiện muộn và trầm trọng, nên trong thai kì được khuyến cáo tầm soát thường quy. Khi nhiễm mới Rubella, nguy cơ bất thường thai rất cao lến đến 85% khi nhiễm vào tuần 5-8, 40% khi nhiễm vào tuần 8-12, 20% khi nhiễm tuần 13-18.
-png_8c940d26_e03a_4c0a_967c_3c09cda1ca0a.png)
Nhiễm rubella trong thai kỳ như thế nào?
Hội chứng Rubella bẩm sinh biểu hiện gồm đầu nhỏ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mắt nhỏ, rung giật nhãn cầu, điếc, còn ống động mạch, chậm tăng trưởng trong buồng tử cung, phát ban.
2. Xét nghiệm Rubella trong thai kì
Việc chẩn đoán nhiễm Rubella trong thai kỳ thường dựa vào xét nghiệm miễn dịch định lượng Rubella IgM và IgG. Sử dụng test Rubella để phát hiện kháng thể trong máu được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi tiếp xúc với Rubella, kháng thể IgM sẽ xuất hiện trong máu, đạt đỉnh ngày 7-10 sau phát ban, sau đó giảm dần, mất sau khoảng 2 tháng. Kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn IgM, nhưng nó tồn tại trong máu suốt đời, giúp cơ thể người mẹ chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella gây ra.
Gọi ngay hotline để được tư vấn xét nghiệm rubella trong thai kỳ: 1900 3367
-png_73775a8e_2f8d_4500_a9cf_56e0b9a613f1.png)
Xét nghiệm rubella trong thai kỳ như thế nào?
Việc xét nghiệm Rubella ( IgM và IgG) được thực hiện trên sản phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella và chưa từng mắc bệnh Rubella trước khi mang thai. Xét nghiêm nên được thực hiện từ tuần 7-10 của thai kì, không nên xét nghiệm khi thai trên 16 tuần vì khó giải thích kết quả và cũng như khi có vẫn đề rất khó giải quyết do thai đã lớn.
Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương hoặc đặt lịch khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi !
Hotline: 1900 3367
3. Làm gì khi nhiễm Rubella trong thai kì?
Vì nguy cơ gây hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao thai khi mẹ nhiễm Rubella nên những trường hợp phụ nữ nhiễm Rubella trong thai kỳ 3 tháng đầu thì được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai nghén. Với những phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella, tức là từng bị nhiễm Rubella hoặc đã tiêm chủng Rubella trước khi mang thai thì không ảnh hưởng đến thai kì.
Nếu phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với Rubella thì cần bình tĩnh vì không phải bất cứ trường hợp nhiễm Rubella khi mang thai nào cũng phải bỏ thai. Ngoài ra việc thăm khám và nhận đầy đủ tư vấn từ các bác sĩ là điều quan trọng và cần thiết để có những thông tin hữu ích cho cả mẹ và bé khỏe mạnh.
Xem thêm:
Khám bệnh mùa dịch tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
-png_2cdaf669_71fa_4731_89d6_1a104d50351a.png)
Cần làm gì khi nhiễm rubella trong thai kỳ
4. Phòng tránh nhiễm Rubella cho phụ nữ mang thai
Hiện nay, Rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn virus Rubella vẫn là tiêm chủng chủ động vaccine ngừa Rubella.
Đối với những bạn nữ có ý định sinh con thì nên xét nghiệm miễn dịch với Rubella để biết mình đã có miễn dịch với Rubella hay chưa, trong trường hợp chưa có miễn dịch thì tiến hành tiêm ngừa trước khi mang thai 03 tháng để đảm bảo sẽ không gặp phải trường hợp nhiễm rubella trong thai kỳ.
Liên hệ ngay hotline để đặt lịch khám: 1900 3367
-png_f4106c1b_768f_4479_8654_467815a0151d.png)
Phòng tránh rubella trong thai kỳ cho sản phụ
Trong khi mang thai tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh đặc biệt người có biểu hiện đang nhiễm Rubella, sốt, phát ban vì Rubella lây qua đường hô hấp.
Nếu cơ thể có biểu hiện sốt, phát ban, sưng hạch nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Bên cạnh biến chứng nhiễm rubella trong thai kỳ, các mẹ cũng cần chú ý đến nhiễm HBV trong thai kì có ảnh hưởng đến thai nhi và sản phụ như thế nào? Làm sao để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé khỏe mạnh an toàn phát triển.
Hãy luôn là những mẹ bầu thông thái để có một thai kì khỏe mạnh an toàn.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
IVIE - Bác sĩ ơi là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu giúp kết nối hệ thống bệnh viện phòng khám sản phụ khoa trên cả nước với người bệnh. Hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ mang thai và gia đình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé, tránh lây nhiễm rubella trong thai kỳ cũng như các bệnh lý khác ảnh hưởng đến sản phụ. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.