Nội dung chính
  • Nhồi máu não ở trẻ em có gì giống và khác so với người lớn
  • Nguyên nhân gây nhồi máu não ở trẻ em
  • Dấu hiệu nhận biết nhồi máu não ở trẻ cực nhạy
  • Mức độ nguy hiểm của nhồi máu não ở trẻ
Nội dung chính
  • Nhồi máu não ở trẻ em có gì giống và khác so với người lớn
  • Nguyên nhân gây nhồi máu não ở trẻ em
  • Dấu hiệu nhận biết nhồi máu não ở trẻ cực nhạy
  • Mức độ nguy hiểm của nhồi máu não ở trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhồi máu não ở trẻ em - Mối lo ngại cho tương lai

Với tốc độ gia tăng cùng với sự trẻ hóa độ tuổi, nhồi máu não đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với trẻ em. Không những thế, nhồi máu não ở trẻ em có căn nguyên liên quan tới các dị dạng bất thường về cấu trúc nhiều hơn là bệnh lý đi kèm. Điều này khiến cho mức độ di chứng và biến chứng nặng nề. Cùng iSofHcare tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh nhồi máu não ở trẻ em qua bài viết dưới dưới đây.
Nội dung chính
  • Nhồi máu não ở trẻ em có gì giống và khác so với người lớn
  • Nguyên nhân gây nhồi máu não ở trẻ em
  • Dấu hiệu nhận biết nhồi máu não ở trẻ cực nhạy
  • Mức độ nguy hiểm của nhồi máu não ở trẻ

Nhồi máu não ở trẻ em có gì giống và khác so với người lớn

Khác với người lớn, nhồi máu ở trẻ em chiếm tỷ lệ thấp và rất ít người quan tâm tới vấn để chẩn đoán hay tầm soát. Vậy nên hầu như khi nhắc tới nhồi máu não ở trẻ em thì các thông tin còn rất mơ hồ và chưa được quan tâm đúng mức.

Trước tiên, nhồi máu ở trẻ em hay người lớn đều bắt nguồn từ các mạch máu não bị tắc nghẽn hay lấp gây thiếu máu, thiếu oxy nuôi dưỡng. Điều này khiến các tế bào não bị hoại tử dẫn tới tổn thương hệ thần kinh trung ương cùng các cơ quan khác.

Cháu bé có nhịp tim bất thường bị nhồi máu não

Nhồi máu não được phân chia thành 2 loại với các diễn tiến và điều trị bệnh hoàn toàn khác nhau. Chúng được nhận biết nhờ vào thời gian hồi phục ngắn hay chậm của các triệu chứng nhồi máu não đã xảy ra trước đó.

- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua

- Thiếu máu não cục bộ hình thành

Nguyên nhân gây nhồi máu não ở trẻ em

chụp cắt lớp não bộ

Nhồi máu não xuất hiện ở trẻ thì việc tìm kiếm nguyên nhân là điều bắt buộc. Ở người lớn, nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao ở người từ 50 tuổi trở lên và có liên quan tới các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm động mạch, u chèn ép...

Nhưng ở trẻ nhỏ, các nguyên nhân có sự xáo trộn. Do đó, các bác sĩ sẽ lượng giá chi tiết và sắp xếp lại các giai đoạn quan trọng. Mục đích để tìm hướng điều trị và dự phòng về sau. Một số nguyên nhân quan trọng gây nhồi máu não thường gặp ở trẻ em nước ta như:

Các nguyên nhân gây lấp mạch:

-Nguồn gốc từ tim với các bệnh lý như tim bẩm sinh, hẹp van 2 lá, thấp tim, van giả, sa van 2 lá, loạn nhịp tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn cấp hoặc bán cấp...

- Ngoài ra còn liên quan tới một số bệnh hiếm gặp hơn như ung thư phổi, suy yếu tố C..

Các nguyên nhân gây co mạch:

- Xuất hiện co mạch sau chấn thương sọ não

- Hạ huyết áp quá mức

- Hoặc co mạch sau một xuất huyết trước đó

Các nguyên nhân gây tắc mạch:

- Ở trẻ liên quan chủ yếu tới các bệnh lý về máu như  tăng hồng cầu, hồng cầu hình liềm, thiếu hồng cầu nặng...

- U não chèn ép vào các động mạch não

- Hoặc một số bệnh lý như tăng homocysteine máu, bệnh ty lạp thể…

Dấu hiệu nhận biết nhồi máu não ở trẻ cực nhạy

Phát hiện sớm và xử trí kịp thời giúp cho tiên lượng sống cao hơn rất nhiều. Phần lớn tỷ lệ tử vong do nhồi máu não thường do phát hiện muộn. Vậy nên ba mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu nhận biết nhồi máu não ở trẻ, đặc biệt những trẻ có các yếu tố nguy cơ vừa kể trên. Thay vì sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không biết chính xác thành phần và giá trị của chúng thì việc này hữu ích hơn rất nhiều.

Những dấu hiệu thường gặp của nhồi máu não ở trẻ:

- Rối loạn chức năng thần kinh khu trước thường xảy ra đột ngột

- Đột ngột mù tạm thời một mắt hoặc nhìn mờ

- Liệt nửa người

- Méo miệng

- Mất cảm giác tay chân hoặc có cảm giác tê bì

- Rối loạn ngôn ngữ

- Rối loạn vận động một hoặc hai bên

Có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng phối hợp với nhau. Nên ba mẹ cần quan tâm đặc biệt tới trẻ và không nên bỏ qua những cảm giác hay triệu chứng mà trẻ cảm thấy khó chịu.

Mức độ nguy hiểm của nhồi máu não ở trẻ

Các bác sĩ ngoại khoa tiến hành nút mạch

Nhồi máu não ở trẻ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Bởi liên quan trực tiếp tới các bệnh lý có tính chất mạn tính, di truyền hoặc khó điều trị. Tiên lượng sẽ tốt hơn nếu rơi vào trường hợp trẻ bị nhồi máu não thoáng qua. Vì chúng có thể tự hồi phục hoàn toàn sau 24h mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại chiếm một phần rất nhỏ.

Di chứng sau nhồi máu đối với một đứa trẻ không chỉ ảnh hưởng tới trẻ, gia đình mà còn là toàn xã hội. Vậy nên nhồi máu não ở trẻ là mối lo ngại cho tương lai của một đất nước. Sau nhồi máu, phần lớn các di chứng để lại cho trẻ như:

- Liệt nửa người, liệt tứ chi...

- Rối loạn vận động hoặc liệt vận động

- Giảm khả năng tiếp thu, học hỏi của trẻ về sau

- Ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng sống của trẻ...

Nhồi máu não chính là căn bệnh “trẻ không tha, già không thương”. Nên  đừng bao giờ chờ đợi sự khoan hồng mà hãy là người chủ động, nắm bắt cơ hội bảo vệ sức khỏe của con trẻ bằng việc đi khám định kỳ để được các bác sĩ tư vấn, kê đơn và lập kế hoạch điều trị dự phòng bệnh nhồi máu não ở trẻ.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/12/2020 - Cập nhật 28/03/2024
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhồi máu não ở trẻ em - Mối lo ngại cho tương lai

Nhồi máu não ở trẻ em - Mối lo ngại cho tương lai

Với tốc độ gia tăng cùng với sự trẻ hóa độ tuổi, nhồi máu não đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với trẻ em. Không những thế, nhồi máu não ở trẻ em có căn...

23/12/2020

1314 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG