Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm D-dimer là gì?
  • 2. Khi nào cần thực hiện xét  nghiệm D-dimer?
  • 3. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer
  • 4. Tiến hành xét nghiệm D-dimer khi nào?
  • 5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm D-dimer là gì?
  • 2. Khi nào cần thực hiện xét  nghiệm D-dimer?
  • 3. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer
  • 4. Tiến hành xét nghiệm D-dimer khi nào?
  • 5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm D-Dimer

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Xét nghiệm D-dimer là một loại xét nghiệm sinh hóa được dùng để kiểm tra chẩn đoán tình trạng huyết khối trong máu. Đây là xét nghiệm có độ nhạy cao và thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm D-dimer là gì?
  • 2. Khi nào cần thực hiện xét  nghiệm D-dimer?
  • 3. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer
  • 4. Tiến hành xét nghiệm D-dimer khi nào?
  • 5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer

1. Xét nghiệm D-dimer là gì?

Bình thường ở trong cơ thể con người quá trình hình thành các cục máu đông và quá trình tan cục máu đông luôn được cân bằng với nhau. Chỉ cần 1 trong 2 quá trình mất cân bằng sẽ gây ra nhiều nguy cơ như bệnh lý huyết khối tạo fibrin quá mức.

D-dimer là một đoạn protein nhỏ, được nối bằng liên kết chéo giữa 2 đoạn D của fibrin. D-dimer huyết tương là sản phẩm thoái giáng của fibrin hình thành dưới tác động của plasmin. Mặc dù D-dimer tham gia gián tiếp vào quá trình tiêu fibrin nhưng rất quan trọng trong quá trình đông máu.

Xét nghiệm D-dimer

Xét nghiệm D-dimer.

2. Khi nào cần thực hiện xét  nghiệm D-dimer?

Xét nghiệm D-dimer được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích:

- Hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

- Loại trừ một số vấn đề có thể gây triệu chứng bất thường ở người bệnh

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm D-dimer trong các trường hợp người bệnh có các triệu chứng như: chân đổi màu, sưng phù nề chân, đột ngột khó thở, đau ngực, ho ra máu,…

Hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

3. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer

Hiện nay có 2 kỹ thuật xét nghiệm D-dimer được sử dụng đó là:

a. Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy

Giá trị D-dimer được xem là bình thường là <500ug/L hay <0.5mg/L

Kỹ thuật xét nghiệm này được thực hiện bằng ELISA hoặc để đo độ đục miễn dịch xác định nồng độ D-dimer. Xét nghiệm này có độ nhạy rất cao, 1 cục máu đông nhỏ vẫn cho kết quả dương tính.

b. Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex

Giá trị D-dimer được xem là bình thường là <1.1mg/L

Xét nghiệm này có độ nhạy không cao do test chỉ cho kết quả dương tính khi có nhiều cục máu đông hình thành. Do đó xét nghiệm này được coi như là test nhạy và đặc hiệu để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác ở trong lòng mạch.

4. Tiến hành xét nghiệm D-dimer khi nào?

D-dimer là yếu tố chứng minh cho sự hiện diện của fibrin trong tuần hoàn và thường được sử dụng để:

a. Chẩn đoán bệnh lý huyết khối

Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, 95% trường hợp tắc mạch phổi giá trị D-dimer đều tăng. Ở 5% những người không có bệnh lý huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.

b. Phát hiện tăng đông máu

Những bệnh nhân nằm liệt giường kết quả xét nghiệm D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối được hình thành. Đây là bằng chứng để tiến hành thăm dò, xác định huyết khối.

c. Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian

Chỉ số D-dimer trở về bình thường ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về khuyết khối sẽ đánh giá hiệu quả điều trị, quá trình hình thành fibrin đã được cân bằng trở lại. Tuy nhiên nếu xuất hiện D-dimer trong thời gian theo dõi thì có khả năng bệnh lý huyết khối tái phát.

Do đó xét nghiệm này được chỉ định trong trường hợp:

- Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch

- Chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch.

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch.

5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer

Để thực hiện xét nghiệm D-dimer cho kết quả chính xác nhất bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Không ăn uống trong khoảng 8-12h trước khi làm xét nghiệm

- Ngừng sử dụng thuốc, chất bổ sung cho máu để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Trên đây là những thông tin cung cấp về xét nghiệm D-dimer, hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp cũng như bạn có nhu cầu khám-xét nghiệm vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được phục vụ sớm nhất.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm D-Dimer

Xét nghiệm D-dimer là một loại xét nghiệm sinh hóa được dùng để kiểm tra chẩn đoán tình trạng huyết khối trong máu. Đây là xét nghiệm có độ nhạy cao và thường...

Icon thời gian
09/05/2022
793 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG