Mặc dù đã dành nhiều thời gian chăm sóc “cô bé” nhưng chị em vẫn thường xuyên phải đối mặt với bệnh lý viêm cổ tử cung tái phát. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng nổi bật, chủ yếu là sự thay đổi dịch tiết âm đạo kèm theo ngứa rát vùng âm hộ nên rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý phụ khoa khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điều trị và sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy làm thế nào để nhận biết bạn có đang mắc viêm cổ tử cung hay không?
1) Viêm cổ tử cung là gì?
Âm đạo, cổ tử cung là nơi gần với bên ngoài và cũng là vị trí thường xuyên tiếp xúc với những va chạm trong cuộc sống hằng ngày. Điều này giải thích lý do vì sao viêm cổ tử cung ở nữ phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, nhất là trong độ tuổi sinh sản.
Vốn là tình trạng sưng, viêm vùng ống cổ tử cung do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, vi trùng. Tuy nhiên hay tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Neissera gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis. Cả hai đều lây qua quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh. Vậy nên các yếu tố thuận lợi thường gặp ở người viêm cổ tử cung là:
- Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình nhiễm các bệnh tình dục như Chlamydia, nhiễm nấm Candida, giang mai, lậu.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý lây truyền qua được tình dục trước đây
- Vệ sinh cá nhân kém
- Mắc các bệnh lý viêm đường sinh dục thấp
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
2) Chẩn đoán viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy muốn chẩn đoán xác định cần kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, chị em cần đi khám phụ khoa để được xét nghiệm và làm rõ chẩn đoán.
a. Khí hư
Dịch tiết âm đạo có tác dụng làm ẩm, tạo môi trường thuận lợi để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Bình thường khi hư có màu trắng trong hơi đặc hoặc như lòng trắng trứng, lượt ít và không có mùi. Vì vậy khi có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, tính chất, mùi của khí hư như lượng nhiều, mùi hôi, màu trắng đục, xanh... thì chứng tỏ vùng cổ tử cung đã bị viêm nhiễm.
b. Ngứa
Thông thường khi viêm cổ tử cung sẽ kéo theo nhiễm khuẩn vùng âm đạo nên có thể xuất hiện các cơn ngứa ở vùng bên ngoài hoặc ngứa trong vùng kín. Đây cũng là lý do khiến nhiều chị em đi khám và được chẩn đoán viêm cổ tử cung
c. Đau
Đau là cảm giác chủ quan và thường ít xuất hiện ở bệnh nhân viêm cổ tử cung. Triệu chứng có thể xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc đau cấp do tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra các khu vực kế cận.
Ngoài ra viêm cổ tử cung có thể dẫn đến các tổn thương viêm ở các vùng kế cận như buồng tử cung, vòi trứng hoặc buồng trứng.
d. Tiểu buốt
Nguyên nhân biểu buốt là do viêm cổ tử cung lan rộng dẫn tới nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng được tiết niệu. Chị em thường xuyên cảm thấy buốt, rát khi đi tiểu kèm theo cảm giác châm chích hoặc ngứa sau đó. Điều này khiến nhiều chị em không dám đi tiểu, thường xuyên nhịn tiểu dẫn tới các rối loạn bàng quang và gia tăng nguy cơ mắc sỏi.
e. Cận lâm sàng
Đây được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán viêm cổ tử cung ở nữ giới. Thông thường, bạn sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như:
- Siêu âm ổ bụng.
- Xét nghiệm vi trùng học huyết trắng lấy từ dịch cổ tử cung để tìm kiếm nguyên nhân gây viêm cổ tử cung.
- Nhuộm gram bệnh phẩm lấy từ cổ tử cung.
3) Điều trị viêm cổ tử cung
Dựa trên kết quả xét nghiệm và nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp theo từng bệnh nhân. Bên cạnh đó bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng để dự phòng tái phát viêm cổ tử cung. Trong quá trình điều trị viêm cổ tử cung luôn luôn phải điều trị cho bạn tình đối với các trường hợp viêm nhiễm do lậu cầu, Chlamydia.
Hiện nay điều trị viêm cổ tử cung chủ yếu sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng đơn bào. Viêm cổ tử cung đáp ứng nhanh với thuốc nên nhiều bệnh nhân sử dụng một cách vô tội vạ mà không theo bất kỳ đơn thuốc nào của bác sĩ. Điều này chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà hoàn toàn không tiêu diệt được tận gốc nguồn bệnh nên tái phát là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó kháng thuốc gây ảnh hưởng xấu tới tiến trình điều trị bệnh khi tái phát.
Viêm cổ tử cung cần điều trị sớm và triệt để nếu không có thể diễn tiến xấu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Có khoảng 10-20% viêm cổ tử cung sẽ diễn tiến đến viêm vùng chậu. Đối với phụ nữ mang thai, viêm cổ tử cung không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non mà còn có nguy cơ lây bệnh cho trẻ. Cần đề phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh khi có mẹ mắc viêm cổ tử cung do lậu cầu bằng cách nhỏ dung dịch Nitrat Bạc 1% . Và khi mẹ bị lậu cầu nếu không được điều trị thì cần chuyển lên các tuyến trên để có biện pháp dự phòng cho trẻ.
Trong suốt quá trình điều trị, chị em cần phải theo dõi và khám phụ khoa định kỳ. Nếu bạn đang quan tâm về sức khỏe sinh sản của bản thân và mong muốn tìm kiếm địa chỉ khám phụ khoa chất lượng thì có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.