Thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 115.000 người đi khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về bệnh lý này. ISOFHCARE sẽ giúp bạn và người thân tìm hiểu về bướu nhân tuyến giáp qua bài viết dưới đây
1. Bướu nhân tuyến giáp có phải là ung thư?
Bướu giáp nhân hay bướu nhân tuyến giáp là tổn thương có dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính hoặc nhân ác tính, trong đó nhân lành tính chiếm đa số. Nhân giáp là một tổn thương rời rạc bên trong tuyến giáp và có hình ảnh khác biệt so với tổ chức lành xung quanh.
Tỉ lệ bướu giáp nhân gần đây tăng nhiều nhờ tầm soát ung thư vùng cổ. Số lượng người dân mắc bướu giáp nhân là khá lớn, đây là bệnh lý nội tiết đứng hàng thứ 2 sau đái tháo đường, tuy nhiên chỉ 1/20 các trường hợp là ung thư tuyến giáp. Vì vậy cần phát hiện bướu nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp sớm để theo dõi và điều trị kịp thời.
2. Bướu giáp nhân có nguy hiểm hay không?
Bướu giáp nhân có tỉ lệ 5 - 10% là ung thư tuyến giáp, làm tuyến giáp lớn ra, xâm lấn các cấu trúc quan trọng ở cổ và di căn.
Mặc dù không phải nhân tuyến giáp nào cũng gây ung thư nhưng thực tế, bướu giáp to ra gây chèn ép các cơ quan quan trọng như đường thở, khí quản, thực quản. Trong một số trường hợp, nhân giáp bị cường giáp hóa gây ra bệnh cường giáp nếu không điều trị gây ra suy tim và xơ gan.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
a. Nguyên nhân và sinh lý bệnh
Nhân giáp là sự thích nghi của tế bào nang giáp với bất cứu nguyên nhân nào gây rối loạn tổng hợp hormon giáp. Các yếu tố liên quan đến hình thành nhân giáp bao gồm gen và môi trường. Các yếu tố môi trường như hút thuốc lá, nhiễm trùng, thuốc, các yếu tố ức chế tổng hợp hormon. Nhân giáp cũng xuất hiện có tính chất gia đình và được phát hiện do bất thường của một vài gen.
Như vậy, có 3 nguyên nhân chính gây ra bướu giáp nhân: Thiếu iot, di truyền và phơi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bướu giáp nhân không xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể. Về mặt mô bệnh học, nhân giáp là sự phát triển không đều của các nang giáp được làm phì đại bởi chất keo, tế bào nang nhỏ được lót bởi tế bào biểu mô cao và được chứa các giọt keo nhỏ.
b. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hiện nay, các chương trình khám sức khỏe đã đưa siêu âm tuyến giáp vào các gói khám sức khỏe. Nhờ đó rất nhiều bệnh nhân được phát hiện sớm bướu giáp nhân.
Ngoài ra, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cổ như: Ngứa cổ, sưng ở cổ, khó thở, nuốt khó, khàn tiếng. Hoặc có có dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp, chẳng hạn như:
- Giảm cân đột ngột mặc dù cảm giác thèm ăn của bạn vẫn bình thường hoặc đã tăng lên.
- Tim đập thình thịch.
- Khó ngủ.
- Yếu cơ.
- Lo lắng hoặc cáu kỉnh.
Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng có thể có nghĩa là tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormon tuyến giáp (suy giáp), bao gồm:
- Cảm thấy lạnh.
- Dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.
- Da khô.
- Các vấn đề về trí nhớ.
- Trầm cảm.
- Táo bón.
3. Các yếu tố nguy cơ của nhân giáp là gì?
Bạn có nhiều nguy cơ mắc bướu giáp nhân nếu:
- Đã từng chụp X-quang tuyến giáp.
- Tiền sử mắc bệnh lý tuyến giáp, chẳng hạn như viêm tuyến giáp hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto.
- Tiền sử gia đình bị nhân giáp.
- Từ 60 tuổi trở lên.
Bướu nhân tuyến phổ biến hơn ở phụ nữ. Khi nhân giáp phát triển ở nam giới, nhiều khả năng đó là ung thư.
4. Bướu giáp nhân được điều trị như thế nào?
a. Không điều trị, chỉ theo dõi
Lựa chọn điều trị nhân giáp tùy thuộc vào nguy cơ ung thư, triệu chứng chèn ép và nhân giáp có tăng hoạt hay không. Đa số nhân giáp là lành tính và không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm từ 6 đến 18 tháng kể từ lần đánh giá ban đầu. Nếu nhân ổn định, đánh giá lại sau 3 đến 5 năm. Đối với các nhân giáp ác tính, nghi ngờ ác tính cần được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và loại bỏ phần còn lại bằng iod phóng xạ. Các nhân giáp không xác định được bằng tế bào học, cần làm lại FNA dưới hướng dẫn siêu âm, nếu vẫn không xác định được thì phẫu thuật.
b. Dùng I -ốt phóng xạ
Trước đây, I - ốt phóng xạ được sử dụng nhiều để điều trị bướu giáp nhân. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này để lại nhiều tác dụng phụ, thậm chí là ung thư nên đã hạn chế dùng.
c. Thuốc điều trị nội tiết
Điều trị ức chế bằng thyroxin nhằm làm giảm kích thước nhân và ngăn cản sự hình thành các nhân mới, nhất là người bệnh sống trong vùng thiếu iod. Mục tiêu là TSH ở mức giới hạn bình thường thấp.
d. Phá hủy khối u bằng sóng cao tần hoặc tiêm cồn đặc trị
Tiêm cồn qua da là một phương pháp điều trị ngoại trú an toàn và hiệu quả đối với nhân giáp lành tính. Đốt sóng cao tần nhờ dòng xoay chiều cao tần gây chết tế bào, chỉ định cho nhân giáp lành tính hoặc vì lý do thẩm mỹ.
e. Phẫu thuật
Đối với bướu giáp nhân, phương pháp điều trị thuận lợi nhất vẫn là phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật khi kết quả FNA là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư trên siêu âm. Hoặc khi nhân giáp gây ra các triệu chứng chèn ép rõ hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Kỹ thuật này nên do ccs chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện để giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng (1% bị suy cận giáp, 1% bị tổn thương thần kinh quặt ngược).
5. Nhân giáp có thể ngăn ngừa được không?
Không có cách nào để ngăn chặn sự phát triển của nhân giáp. Nếu bạn được chẩn đoán là có nhân giáp, bác sĩ nội tiết của bạn sẽ thực hiện các bước để loại bỏ hoặc phá hủy nó hoặc đơn giản là theo dõi nó liên tục. Phần lớn các nốt không phải ung thư không có hại và nhiều người không cần điều trị.
Bướu nhân tuyến giáp tuy tỉ lệ lành tính cao nhưng người bệnh vẫn không thể chủ quan bởi vẫn có 5 - 10% nguy cơ ác tính. Hơn nữa, hầu hết các bệnh lý tuyến giáp diễn tiến âm thầm, và có dấu hiệu nặng khi đã xuất hiện triệu chứng. Vì vậy mọi người không nên chủ quan, hãy khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để biết được tình trạng sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời. Nếu có vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bất thường về tuyến giáp, hãy đặt lịch hẹn tại IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.