Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư 
  • 2. Tổng phân tích tế bào máu 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư 
  • 2. Tổng phân tích tế bào máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp phổ biến thường được dùng để sàng lọc hiện nay. Dựa vào các chỉ số về tế bào máu, chất điện giải, chỉ số đánh giá chức năng gan thận, chất chỉ điểm ung thư… bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày. 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư 
  • 2. Tổng phân tích tế bào máu 

1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư 

Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không? Câu trả lời là có thể. Các chất chỉ điểm ung thư sẽ là gợi ý cho việc định hướng nguyên nhân ung thư. 

Chất chỉ điểm ung thư là các chất hoá học có thể xuất hiện trong máu ở một số loại ung thư. Ví dụ, các kháng nguyên Carcinoembryonic (CEA) và kháng nguyên CA 19-9 có thể tăng lên trong ung thư dạ dày, cũng giống như các bệnh ung thư khác. 

Các chất chỉ điểm ung thư sẽ là gợi ý cho việc định hướng nguyên nhân ung thư. 

Các chất chỉ điểm ung thư sẽ là gợi ý cho việc định hướng nguyên nhân ung thư. 

a. Chỉ số CA 72-4

Đây là một glycoprotein có thể được phát hiện trong dạ dày, tuỵ, đại tràng, buồng trứng và vú. Nồng độ bình thường của CA 72-4 trong cơ thể thấp hơn 6.9 UI/mL. Các nghiên cứu cho thấy, độ nhạy của CA 72-4 trong tầm soát ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng. 

b. Chỉ số CEA

Đây cũng là một glycogen có thể được phát hiện trong máu. CEA tạo liên kết hoặc bám dính vào tế bào. Đây được xem như một marker ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Chỉ số này không chỉ tăng cao trong trường hợp ung thư mà còn tăng cao ở những người bình thường hoặc những người mắc các bệnh lý khác, người hút thuốc lá. Chính vì vậy, để đánh giá chính xác bệnh lý cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác.

c. Chỉ số CA 19-9

Đây là một kháng nguyên carbohydrate có nồng độ bình thường trong cơ thể là < 37 UI/L. Marker này chủ yếu tăng trong trường hợp ung thư tuyến tụy, nhưng cũng tăng ở những người có khối u ác tính dạ dày. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% người bệnh ung thư dạ dày không tăng CA 19-9 trong máu. 

2. Tổng phân tích tế bào máu 

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày không thể thiếu chính là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Xét nghiệm với mục đích kiểm tra số lượng từng loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 

a. Hồng cầu

Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu số lượng hồng cầu thấp, rất có thể cơ thể đang bị thiếu máu. Đặc biệt khi kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, chóng mặt. 

b. Bạch cầu

Bạch cầu có vai trò chống lại nhiễm trùng. Trong cơ thể có nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau như bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho,…

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày không thể thiếu chính là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày không thể thiếu chính là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

c. Tiểu cầu

Tiểu cầu đảm nhận chức năng đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu chân răng. 

Xét nghiệm công thức máu tuy không thể biết chính xác bạn có bị ung thư dạ dày hay không nhưng có thể thể hiện được tổng trạng sức khoẻ. Đồng thời, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm công thức máu để theo dõi trong quá trình điều trị. 

d. Ure và các chất điện giải 

Ure là chất được thận loại bỏ khỏi máu và thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Xét nghiệm xác định chỉ số ure trong máu giúp đánh giá chức năng thận hoạt động bình thường hay bất thường. 

Với các chất điện giải như natri, kali, clorua, bicacbonat… cũng được chỉ định nhằm xác định mức độ cân bằng điện giải trong cơ thể. 

e. Kiểm tra chức năng gan 

Xét nghiệm chức năng gan (LFTs) đóng vai trò quan trọng trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày. Xét nghiệm giúp kiểm tra hoạt động của gan bằng cách xác định nồng độ các loại enzyme, protein được đào thải bởi gan. Các chất như: ALT, AST, Phosphatase kiềm, gamma GT, Bilirubin, albumin máu… 

Các chỉ số này giúp xác định các tình trạng suy gan, huỷ hoại tế bào gan, tắc nghẽn ở gan hoặc ống mật, lạm dụng rượu… Xét nghiệm cũng có thể giúp xác định chỉ số bilirubin – chỉ số tăng lên khi gặp các vấn đề gan và túi mật. 

Xét nghiệm chức năng gan (LFTs) đóng vai trò quan trọng trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày.

Xét nghiệm chức năng gan (LFTs) đóng vai trò quan trọng trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày.

Nồng độ albumin thường thấp trong một số loại ung thư, suy dinh dưỡng hay ăn uống kém. 

Nhờ các xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày, bệnh có thể được phát hiện từ sớm ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng gì. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, bệnh nhân có cơ hội sống cao hơn. Vì vậy, bạn và gia đình nên làm định kỳ hàng năm để biết được tình trạng sức khoẻ của mình. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/04/2022 - Cập nhật 24/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ...

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ...

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp phổ biến thường được dùng để sàng lọc hiện nay. Dựa vào các chỉ số về tế bào máu, chất điện giải, chỉ số...

24/04/2022

428 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG