Nội dung chính
  • 1. Khám dạ dày trên lâm sàng
  • 2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
  • 3. Lưu ý khi đi khám dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Khám dạ dày trên lâm sàng
  • 2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
  • 3. Lưu ý khi đi khám dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời nhằm tránh những biến chứng không mong muốn.
Nội dung chính
  • 1. Khám dạ dày trên lâm sàng
  • 2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
  • 3. Lưu ý khi đi khám dạ dày

1. Khám dạ dày trên lâm sàng

Khám dạ dày sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Trong quá trình khám, đầu tiên các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng; tìm hiểu tiểu sử bệnh của gia đình, của cá nhân; môi trường sống và các triệu chứng bệnh nhân gặp phải để đánh giá nguyên nhân ban đầu gây nên bệnh. 

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Khám bệnh về dạ dày.

Khám bệnh về dạ dày để thực hiện phát hiện và điều trị sớm.

Dưới đây là những phương pháp thăm khám trên lâm sàng thường được áp dụng, cụ thể:

- Thăm khám thực thể và triệu chứng lâm sàng:

Bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào tiền sử bệnh lý, vị trí đau để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm khác để tăng thêm khả năng chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Các xét nghiệm cận lâm sàng

a. Nội soi dạ dày

Đây là bước khám dạ dày cần thiết, giúp cung cấp những hình ảnh rõ nét và chính xác trong dạ dày. Thường được chia làm hai loại là nội soi thường và nội soi gây mê

Nội soi dạ dày.

Nội soi dạ dày.

b. Xét nghiệm qua hơi thở

Bác sĩ sẽ kiểm tra hơi thở của người bệnh, rồi cho uống một viên thuốc tên UBIT để phát hiện xem có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.

c. Chụp X quang

Thông qua các hình ảnh, các bác sĩ có thể phát hiện ra sự khác thường của các bộ phận.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

d. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân cũng sẽ giúp đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.

e. Xét nghiệm máu tìm kháng thể 

Khi xuất hiện vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng. Nếu xét nghiệm máu phát hiện sự tồn tại của loại kháng thể này đồng nghĩa việc bạn có tiền sử nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc đang có vi khuẩn Hp trong dạ dày.

f. Siêu âm dạ dày

Bác sĩ có thể phát hiện được những biểu hiện bất thường trong dạ dày và tầm soát ung thư như hình ảnh di căn hạch hoặc các cơ quan lân cận, …

g. Chụp MRI dạ dày

Nhờ các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể từ đó phát hiện ra các bất thường ở dạ dày.

h. Chụp CT dạ dày

Phương pháp này sử dụng các tia X từ đó “vẽ” lại lát cắt trong cơ thể để thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, khối u và túi thừa trong bộ phận này.

3. Lưu ý khi đi khám dạ dày

Dưới đây là những lưu ý bạn nên biết khi đi khám dạ dày, cụ thể:

- Cần đem theo đầy đủ các loại giấy tờ như chứng minh thư hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm, nếu là học sinh sinh viên cần mang theo thẻ học sinh sinh viên,...

- Nên tìm hiểu và lựa chọn những trung tâm y tế uy tín và chất lượng để khám dạ dày. 

- Dạ dày của bệnh nhân phải sạch, trống vì thế bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước nếu cần phải dùng phương pháp nội soi dạ dày. 

Không được uống rượu, bia

Không được uống rượu, bia.

- Không được uống rượu, bia, nước có ga, các loại nước uống có màu trước khi nội soi dạ dày và hạn chế uống nước trắng.

- Người được nội soi cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe từng mắc hoặc đang mắc phải. Chẳng hạn như các bệnh mạn tính về tim, phổi, tăng huyết áp, đặc biệt là những tổn thương thần kinh hoặc rối loạn tinh thần cần được người nhà thông báo cho bác sĩ biết trước.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

- Trước khi diễn ra nội soi dạ dày, người bệnh cũng phải cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng. Đặc biệt một số thuốc có ảnh hưởng đến nội soi như thuốc điều trị các bệnh về xương khớp, điều trị viêm thận, thuốc chống đông máu, insulin, các loại thuốc có thành phần sắt.

- Trong vòng 30 phút sau khi nội soi dạ dày, bệnh nhân không được khạc nhổ hay ăn uống. Thực hiện nội soi dạ dày khiến bệnh nhân mệt mỏi vì thế cần có người nhà đi cùng.

- Sau nội soi nên ăn cháo và bổ sung nhiều vitamin từ nước ép hoa quả để tăng hệ miễn dịch và bảo vệ cho niêm mạc dạ dày.

Mặc dù nội soi là phương pháp thường được sử dụng và không có đối tượng chống chỉ định. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thực hiện phương pháp khám này. 

IVIE - Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng kết nối người bệnh với những trung tâm y tế uy tín nhất khi có nhu cầu khám dạ dày. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/03/2022 - Cập nhật 21/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 địa chỉ khám dạ dày cho trẻ em uy tín tại Hà Nội

6 địa chỉ khám dạ dày cho trẻ em uy tín tại Hà Nội

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu là thắc mắc của nhiều phụ huynh suốt thời gian qua. Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về đường tiêu hóa ngày càng tăng,...

21/09/2023

2144 Lượt xem

10 Phút đọc

Nhận biết dấu hiệu chảy máu dạ dày cấp và mạn tính

Nhận biết dấu hiệu chảy máu dạ dày cấp và mạn tính

Xuất huyết dạ dày là một cấp cứu nội ngoại khoa chiếm đến hơn nửa số trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Có lẽ phần lớn mọi người cũng biết đến có qua các...

23/03/2022

819 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

​​​​​​​Chảy máu dạ dày là bệnh lý không thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Thay vì khi nó xảy ra...

23/03/2022

613 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Xuất huyết dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp ở nước ta. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe nói đến bệnh lý này nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ bệnh xuất...

22/03/2022

805 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG