Nội dung chính
  • 1. Răng sữa là gì?
  • 2. Khi nào nên nhổ răng sữa?
  • 3. Bỏ túi những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa
Nội dung chính
  • 1. Răng sữa là gì?
  • 2. Khi nào nên nhổ răng sữa?
  • 3. Bỏ túi những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại Nha khoa

Có rất nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ việc nhổ răng sữa cho bé, tuy nhiên họ không biết rằng chính sự lơ là đó lại gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho con. Nếu quy trình nhổ răng sữa diễn ra không đúng thời điểm có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn của bé sau này. Bài viết sau đây, ISOFHCARE sẽ mách nhỏ cho bạn những lưu ý cần bỏ túi khi cho bé nhổ răng sữa tại phòng khám nha khoa.
Nội dung chính
  • 1. Răng sữa là gì?
  • 2. Khi nào nên nhổ răng sữa?
  • 3. Bỏ túi những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa

1. Răng sữa là gì?

Răng sữa hay còn gọi là răng trẻ em, bộ răng tạm thời này có tổng cộng 20 cái. Rất nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng răng sữa chẳng hề quan trọng và không chú ý chăm sóc.

Răng sữa thường được mọc theo một thứ tự nhất định, răng mọc “tiên phong” là răng cửa giữa hàm dưới sau đó là răng cửa giữa hàm trên. Hầu hết răng sữa sẽ chưa xuất hiện khi bé sinh ra tuy nhiên thân được hình thành trong nướu và phát triển dần.

Vậy răng sữa có điểm gì khác so với răng vĩnh viễn? Thực tế, răng sữa có kích thước nhỏ hơn và có màu sáng hơn so với răng vĩnh viễn. Ngoài ra chân răng của nó khá mỏng và ngắn vì thế rất dễ dàng trong quá trình nhổ. Tuy nhiên, tương quan giữa chiều gần - xa và cắn - nướu lớn hơn so với răng trưởng thành.

Mặc dù chỉ có tác dụng tạm thời nhưng những chiếc răng này lại nắm giữ “quyền lực tối thượng”. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học nói và ăn nhai của bé. Một chức năng quan trọng khác của răng sữa là giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên. Theo Bảo tàng Trẻ em Indianapolis, mất răng sữa trước khi răng sẵn sàng rụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn,, khiến răng mọc muộn hoặc sớm gây ra tình trạng lệch lạc. 

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Khi nào nên nhổ răng sữa?

Quá trình thay răng sữa được diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuổi, lúc này bộ răng sữa sẽ có một cái tên mới - răng hỗn hợp. Quá trình thay răng sữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên một số trường hợp cần nhổ răng sữa cho bé mẹ cần lưu ý:

- Khi bé đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ có dấu hiệu lung lay, sau đó là tự rụng hoặc cần có sự can thiệp từ bên ngoài.

- Răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên nhưng răng sữa không có dấu hiệu lung lay.

- Răng sữa bị sâu, mẻ điều trị nhưng không có tiến triển tích cực hoặc tổn thương không thể hồi phục.

- Răng bị viêm, nhiễm trùng quanh chân răng hay viêm mô tế bào quanh chóp.

- Bị hư tủy, chết tủy không thế điều trị phục hồi hoặc ảnh hưởng đến các răng khác.

- Răng mọc ở vị trí bất thường khiến răng bị xô lệch, chen chỗ của các răng khác, mọc xỉ,...

- Răng bị viêm cement cấp, tụt nướu,... có nguy cơ nhiễm khuẩn xương ổ răng gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

3. Bỏ túi những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa

Răng sữa cũng giống như những người bạn đồng hành luôn đi song song với sự phát triển của cấu trúc hàm mặt và hệ tiêu hóa của bé.

a. Lưu ý khi nhổ răng tại nha khoa

Cơ thể của bé luôn trong trạng thái phát triển vì thế rất nhạy cảm. Dưới đây là những lưu ý mẹ có thể tham khảo khi nhổ răng sữa cho bé:

- Mẹ nên tìm hiểu kỹ các vấn đề răng miệng của trẻ để dễ nhận biết những bất thường về răng miệng.

- Trước tiên, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn phòng khám nha khoa đảm bảo uy tín và độ an toàn.

- Không nên nhổ răng quá sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bé và sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Đặc biệt, nếu nhổ răng cửa hoặc răng nanh quá sớm có nguy cơ hàm trước không đều đặn và dễ bị thụt lùi ra phía sau.

- Đối với những trường hợp bắt buộc nhổ, mẹ nên cho bé đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Nếu như nhổ quá sớm, các nha sĩ sẽ có những biện pháp khắc phục thích hợp giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng.

- Một nhắc nhở quan trọng, mẹ không nên lấy chỉ để tự nhổ răng sữa cho bé ở nhà để tránh gây nhiễm trùng và rách nướu.

Lưu ý khi nhổ răng tại Nha khoa

- Trước khi đến phòng khám, mẹ nên chuẩn bị trước những thông tin bác sĩ có thể hỏi như: Tiền sử, dị ứng thuốc, thói quen chăm sóc răng miệng, quá trình và tiến triển của bệnh,...

- Nếu bé có tình trạng viêm quanh chóp hoặc viêm tế bào quanh chân và thân răng, thì cần điều trị giảm sưng viêm trước khi tiến hành nhổ.

- Không nên để bé chờ quá lâu hoặc nhìn thấy những bé khác nhổ răng. Nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

- Phụ huynh nên giải thích và “dỗ ngọt” bé trước khi nhổ răng. Để tránh gây sự bất ngờ, hoảng sợ cho bé, tạo tâm lý thoải mái giúp bé hợp tác hơn với nha sĩ.

b. Lưu ý sau khi nhổ răng

Tuy răng sữa rất dễ nhổ nhưng đối với cơ thể nhạy cảm của bé những lưu ý sau có thể giúp bé giảm bớt đau đớn và khó chịu:

- Cho bé cắn chặt bông gạc vào vùng răng vừa nhổ để giúp bé cầm máu, giữ như thế trong 30 phút đầu. Không được súc miệng, khạc nhổ hay sử dụng vòi hút, những hành động này có thể gây vỡ cục máu đông.

- Nhổ răng sữa cho bé có thể xuất hiện cảm giác đau và khó chịu. Việc cần làm lúc này là mẹ nên cho bé sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ không nên tự tiện mua thuốc hay sử dụng thuốc ở ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

- Cho bé uống nhiều nước và bổ sung rau xanh và hoa quả bằng nước ép.

- Cho bé ăn đồ lỏng, không nên ăn đồ quá nóng, cứng hay đặc. Chúng có thể làm vỡ cục máu đông và gây chảy máu trở lại.

- Những ngày sau khi nhổ răng có thể xuất hiện dịch hồng, tuy nhiên nếu xuất hiện dịch màu đỏ tươi với tần suất thường xuyên và kéo dài hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn giải quyết.

- Ở vài đầu sau khi nhổ, mẹ có thể cho bé uống sữa lạnh, ăn kem hoặc chườm lạnh cho bé, việc này có tác dụng hỗ trợ giảm sưng đau cho bé. Ngày tiếp theo đó, mẹ nên chườm ấm bằng khăn sạch hoặc túi giữ nhiệt để giúp lưu thông mạch máu,...

- Sốt là phản ứng bình thường sau khi nhổ răng vì thế mẹ đừng quá lo lắng. Bé có thể sốt đến 38-39 độ C. Tuy nhiên, nếu bé sốt trên 38,5 độ mẹ cần cho bé uống thuốc giảm sốt theo chỉ định của bác sĩ. Và lưu ý, nên đo nhiệt độ cho bé thường xuyên vì thuốc giảm sốt chỉ có tác dụng trong 4-6 tiếng. Hoặc nếu không có tiến triển tốt hơn hoặc sốt kéo dài, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ.

- Việc vệ sinh răng miệng cho bé ở những ngày sau nhổ răng rất quan trọng. Mẹ không nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng hay các vật cứng, nhọn để vệ sinh răng miệng. Chỉ nên súc miệng nhẹ bằng nước muối pha loãng. Nhiều người thường bỏ qua bước vệ sinh răng miệng vì sợ chảy máu trở lại, tuy nhiên như thế có khả năng gây nhiễm trùng rất cao.

- Các bé thường hiếu động vì thế hãy chú ý để tránh việc bé cho tay hoặc các vật dụng khác đụng vào vùng mới nhổ.

- Để tạo tâm lý thoải mái hơn cho bé, mẹ có thể chiều lòng bé bằng những món đồ chơi bé thích.

- Mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé để giúp bé hồi phục tối đa.

Nhổ răng sữa cho bé có thể là việc đơn giản đối với nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết rằng những mối nguy hại đằng sau đó. IVIE - Bác sĩ ơi luôn mong rằng các bé nhà bạn được phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại lời nhắn trên ứng dụng của chúng tôi, câu trả lời sẽ được cập nhật nhanh nhất có thể.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại Nha khoa

Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại Nha khoa

Có rất nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ việc nhổ răng sữa cho bé, tuy nhiên họ không biết rằng chính sự lơ là đó lại gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho con. Nếu quy ...

08/07/2021

6395 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG