Nội dung chính
  • Viêm dạ dày là gì?
  • Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày?
  • Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?
  • Khi nào bạn nên đi khám? 
  • Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người viêm dạ dày
Nội dung chính
  • Viêm dạ dày là gì?
  • Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày?
  • Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?
  • Khi nào bạn nên đi khám? 
  • Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người viêm dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị bệnh viêm dạ dày.

Những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một sống thông tin giúp bạn kiểm soát tốt hơn bệnh lý này. 
Nội dung chính
  • Viêm dạ dày là gì?
  • Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày?
  • Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?
  • Khi nào bạn nên đi khám? 
  • Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp, đặc biệt khi Việt Nam chúng ta nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori cao, chủng vi khuẩn được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm không nghiêm trọng đều cải thiện nhanh chóng sau điều trị. Những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một sống thông tin giúp bạn kiểm soát tốt hơn bệnh lý này. 

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng viêm bề mặt niêm mạc dạ dày. Bệnh do các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm, trong khi các yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày tăng lên. Tiến triển lâu dài, viêm dạ dày có thể gây loét (tổn thương sâu hơn xuống đến lớp cơ niêm dạ dày) và có thể có nguy cơ viêm teo niêm mạc dạ dày, biến chứng ung thư hóa.

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày có 2 thể: Viêm dạ dày có thể diễn ra đột ngột và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, gọi là bệnh viêm dạ dày cấp tính. Thể khác là viêm dạ dày mạn tính khi tình trạng này kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày?

Rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra viêm dạ dày, bao gồm:

● Dạ dày nhiễm vi khuẩn có tên "Helicobacter pylori" (vi khuẩn Hp). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm Hp cao 70-75%, và vấn đề lây nhiễm vi khuẩn Hp có tính chất gia đình.

Dạ dày nhiễm vi khuẩn

● Nhóm thuốc được gọi là "thuốc giảm đau chống viêm không steroid" (NSAID), ví dụ: Ibuprofen, Diclofenac… khi bạn đang điều trị các chứng đau do cơ, xương, khớp; thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Aspirin khi bạn có bệnh lý về tim mạch hay bệnh về hệ thống tạo máu.

● Uống rượu, hút thuốc lá.

● Viêm dạ dày tự miễn khi các thành phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công niêm mạc dạ dày.

● Bị bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng: tình trạng này gây tổn thương niêm mạc dạ dày do stress.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?

Đa số, những người bị viêm dạ dày không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng (cảm giác khó chịu, đau bụng thoáng qua vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua…). Khi bạn có các triệu chứng, đó là do các biến chứng của bệnh viêm dạ dày, như loét. Các triệu chứng của loét dạ dày  bao gồm:

● Đau bụng vùng thượng vị (dưới mũi ức và trên rốn), thường tệ hơn sau ăn

● Cảm thấy đầy hơi hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?

● Giảm cảm giác thèm ăn

● Buồn nôn hoặc nôn

● Nôn ra máu hoặc đi tiêu phân màu đen

● Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường - Điều này xảy ra nếu những người bị viêm dạ dày mạn tính gây thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12.

Khi nào bạn nên đi khám? 

Nếu bạn có một trong những triệu chứng viêm dạ dày đã liệt kê ở phần trên, đặc biệt nên đi khám ngay nếu có những triệu chứng dưới đây:

● Bạn bị đau bụng trở nên tồi tệ hơn hoặc không biến mất.

● Bạn nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Triệu chứng báo hiệu của bệnh lý chảy máu đường tiêu hóa, bạn cần đi khám cấp cứu.

● Giảm cân không rõ lý do (mà không cần cố gắng ăn kiêng).

Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người viêm dạ dày

Bạn có thể thấy giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng nếu bạn:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu, hãy ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn để giúp giảm bớt tác động của axit dạ dày.
  • Tránh thức ăn gây kích thích. Tránh thực phẩm gây kích ứng dạ dày của bạn, đặc biệt là những thực phẩm cay, chua, đồ ăn chiên rán hoặc nhiều chất béo.

Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người viêm dạ dày

  • Tránh uống rượu. Rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn.
  • Cân nhắc thay đổi thuốc giảm đau. Nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày, hãy hỏi bác sĩ những lựa chọn khác có thể là một lựa chọn cho bạn. 
  • Cố gắng loại bỏ những áp lực, lo âu trong cuộc sống, tránh stress (tình trạng thần căng thẳng thần kinh kéo dài).
  • Tránh thức khuya.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta lại có dịp sum vầy bên gia đình, người thân. Mâm cơm ngày Tết với đa dạng các loại thực phẩm, đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn và những cuộc du xuân, hội họp có thể đảo lộn nhịp sinh học của bạn. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh viêm dạ dày của mình.

Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/02/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những bệnh lý thường gặp ở dạ dày

Những bệnh lý thường gặp ở dạ dày

Bệnh lý dạ dày là một mảng lớn của y học hiện đại. Không chỉ cập nhật liên tục các bệnh lý mới mà phương thức điều trị cũng có những cải tiến đáng kể. Dù cùng...

29/03/2021

2624 Lượt xem

5 Phút đọc

Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người...

Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người...

Những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một sống thông tin giúp bạn kiểm soát tốt hơn...

27/02/2021

3258 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG