Nội dung chính
  • 1. Lợi ích của tiêm vacxin
  • 2. Những mũi nên tiêm trước mang thai
  • 3. Những mũi nên tiêm trong mang thai
  • 4. Những loại vacxin không được dùng trong thai kì
  • 5. Bạn có thể tiêm vacxin ở đâu?
Nội dung chính
  • 1. Lợi ích của tiêm vacxin
  • 2. Những mũi nên tiêm trước mang thai
  • 3. Những mũi nên tiêm trong mang thai
  • 4. Những loại vacxin không được dùng trong thai kì
  • 5. Bạn có thể tiêm vacxin ở đâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những mũi tiêm mẹ cứu con trong giai đoạn đầu đời

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Tiêm vacxin gì trước và trong khi mang thai là một trong những câu hỏi mà bác sĩ nhận được rất nhiều từ các bạn nữ dù ở bất cứ thời điểm nào, dù đã mang thai hay chưa, dù đã mang thai bao nhiêu lần đi nữa. Tiêm vacxin là hành động nhỏ mà ý nghĩa vô cùng lớn lao góp phần bảo vệ cho con bạn từ khi bé chưa ra đời.
Nội dung chính
  • 1. Lợi ích của tiêm vacxin
  • 2. Những mũi nên tiêm trước mang thai
  • 3. Những mũi nên tiêm trong mang thai
  • 4. Những loại vacxin không được dùng trong thai kì
  • 5. Bạn có thể tiêm vacxin ở đâu?

1. Lợi ích của tiêm vacxin

Nếu trong quá trình mang thai mẹ mắc cúm, thủy đậu, sởi…. thai nhi có nguy cơ chết lưu, sinh non, nhẹ cân và mắc các dị tật bẩm sinh: tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, mù, điếc…Sau khi tiêm vacxin, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể. Một số kháng thể có thể sẽ di chuyển qua rau thai và sữa mẹ sang cơ thể em bé. Nhờ những kháng thể này, trẻ có thể chống chọi với bệnh tật cho tới khi được tiêm vacxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Lợi ích của tiêm vacxin Nếu trong quá trình mang thai mẹ mắc cúm, thủy đậu,

2. Những mũi nên tiêm trước mang thai

- SỞI- QUAI BỊ- RUBELLA:  Bạn nữ sẽ được kiểm tra kháng thể trước khi tiêm, nếu không đủ kháng thể, bạn  sẽ được tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Lưu ý, sau khi tiêm, các bạn cần cẩn thận, tuyệt đối không được phép có thai. Nếu bạn có thai, dù không có chỉ định bỏ thai khẩn cấp nhưng rất khó để kiểm soát nguy cơ với em bé trong bụng. Hãy tránh thai cẩn thận sau khi tiêm nhé.

2. Những mũi nên tiêm trước mang thai

- THỦY ĐẬU:

Nếu bạn từng mắc: không cần tiêm.

Chưa mắc, chưa từng tiêm: Tiêm 2 mũi trong đó mũi đầu cách thời điểm dự định có thai ít nhất 3  tháng, mũi 2 sau mũi đầu từ 1-2 tháng. Tương tự như mũi Sởi- Quai bị- Rubella không được có bầu trong ít nhất 1 tháng sau tiêm.

- VIÊM GAN B:

Được định lượng nồng độ kháng thể trước tiêm.

Nếu không đủ loại kháng thể có thể tiêm 3 mũi. Mũi 1 tiêm trước thời điểm dự định mang thai ít nhất 6 tháng, mũi 2 tiêm sau mũi đầu 1 tháng, mũi 3 tiêm trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng.

- CÚM:  Tiêm vacxin Cúm loại bất hoạt trước khi có thai 1 tháng, nên tiêm trước tháng 10 hằng năm (mùa cúm). 

Đặt khám theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức theo số tổng đài 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

3. Những mũi nên tiêm trong mang thai

- UỐN VÁN: 

Nếu sản phụ mang thai lần đầu: tiêm 2 mũi. Mũi 1 có thể tiêm vào khoảng tuần 22, mũi 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 1 tháng và cách ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

Mang thai lần 2: tiêm 1 mũi vào khoảng tuần 22

Mang thai lần 3: tiêm 1 mũi vào khoảng  tuần 22

Mang thai lần 4: tiêm 1 mũi vào khoảng tuần 22

Mang thai lần 5: nếu cách con lần 4 nhiều hơn 10 năm, sản phụ tiêm 2 mũi. Nếu nhỏ hơn 10 năm, sản phụ không cần tiêm.

Những mũi nên tiêm trong mang thai

Lưu ý: Nếu lần mang thai sau cách lần mang thai trước trên 5 năm, bạn tiêm 2 mũi như khi mang thai lần đầu. Nếu sản phụ  đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván, không cần tiêm nữa.

- CÚM: Nếu trung tâm tiêm chủng nơi sản phụ đăng kí có vacxin loại BẤT HOẠT, không phải loại vacxin SỐNG, có thể tiêm trước tháng 10 hằng năm bất kể tuần thứ bao nhiêu của thai kì. Nếu loại vacxin SỐNG, KHÔNG ĐƯỢC TIÊM.

- BẠCH HẦU- HO GÀ- UỐN VÁN: Tiêm một mũi vào tuần 27-36 của thai kì. Vacxin này thường được các sản phụ tiêm trước thai kì, tuy nhiên, CDC khuyến cáo nên tiêm vào quý 3 của thai kì để kháng thể qua nhau thai nhiều nhất và bảo vệ em bé sau sinh khỏi bệnh ho gà tốt nhất.

4. Những loại vacxin không được dùng trong thai kì

Không sử dụng Vacxin sống khi đang mang thai. Đây là loại vacxin chứa các vi sinh vật sống, có khả năng gây bệnh. Nếu dùng mẹ bầu có nguy cơ sảy thai , thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Sáu loại vacxin sống. BAO GỒM:

  • Sởi- Quai bị- Rubella
  • Thủy đậu
  • Cúm( loại vacxin sống)
  • Lao
  • Bại liệt( dạng uống)
  • Thương hàn( dạng uống)

5. Bạn có thể tiêm vacxin ở đâu?

Bạn có thể tiêm vacxin ở đâu?

- Trung tâm y tế Dự phòng quận/ huyện.

- Trung tâm tiêm chủng

- Viện vệ sinh dịch tễ

- Các bệnh viện

- Các trạm y tế phường/ xã

Hi vọng những chia sẻ của bác sĩ về những mũi vacxin mẹ nên tiêm trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp các bạn nữ bớt hoang mang trong hành trang làm mẹ. Tiêm vacxin là hành động trong tầm tay của các bạn mà bác sĩ không thể làm hộ để bảo vệ những sinh linh bé bỏng sắp chào đời.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/06/2021 - Cập nhật 10/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những mũi tiêm mẹ cứu con trong giai đoạn đầu đời

Những mũi tiêm mẹ cứu con trong giai đoạn đầu đời

Tiêm vacxin gì trước và trong khi mang thai là một trong những câu hỏi mà bác sĩ nhận được rất nhiều từ các bạn nữ dù ở bất cứ thời điểm nào, dù đã mang thai...

10/06/2021

696 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG