Phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn, tập luyện khác hoàn toàn so với người bình thường. Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp một thai kì khỏe mạnh, an toàn. Nhưng đôi khi người phụ nữ cũng chưa hiểu về những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng lúc mang thai để phòng tránh và xử lí hiệu quả.
1. Buồn nôn, nôn
Buồn nôn và nôn là những phản ứng thai nghén thường gặp, là hiện tượng sinh lí bình thường xảy ra ở hầu hết phụ nữ có thai ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, mất ngủ, chán ăn, đặc biệt với thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Ở đa số phụ nữ, hiện tượng này xảy ra ở mức độ nhẹ, họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường mà không gặp trở ngại gì. Sau 3 tháng, hiện tượng này sẽ giảm và dần trở lại bình thường.
Hiện tượng nôn nghén khi mang thai
Hiện tượng nôn, buồn nôn được coi là bất thường khi cảm giác nôn , buồn nôn nghiêm trọng như : nôn nhiều lần trong ngày, kéo dài liên tục khiến cho mẹ bầu không ăn uống được, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Trong thời kì thai nghén, mẹ bầu nên thay đổi cách chế biến và dinh dưỡng mang thai để dễ ăn hơn, chọn những món ăn nhẹ, dễ tiêu, giảm các món xào, chiên hoặc thức ăn có mùi khó chịu. Bữa ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăm quá no. Không nhất thiết ăn đúng bữa mà hãy ăn những thức ăn phù hợp khi thấy có nhu cầu.
Nên ăn một chút những thực phẩm như bánh quy, bánh mì, ngũ cốc khi buồn nôn. Để đề phòng nôn, buồn nôn nhất là nôn vào buổi sáng thì khi thức dậy không nên trở dậy ngay mà nằm trên giường và khởi động nhẹ nhàng, bữa sáng ăn nhẹ hoặc uống sữa không để bụng đói. Nếu hiện tượng nôn diễn ra liên tục, thường xuyên và nghiêm trọng, cũng có thể do vấn đề ngoài ốm nghén như thai đôi, chửa trứng,.... nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân để đảm bảo cho sức khỏe sản phụ được tốt nhất.
Xem thêm:
Khám bệnh mùa dịch tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2. Chướng bụng, đầy hơi
Hiện tượng chướng bụng thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì. Nguyên nhân do tử cung to ra, ép vào dạ dày làm giảm co bóp của dạ dày, gây trở ngại cho việc tiêu hóa.
Chướng bụng đầy hơi khi mang thai
Để giảm bớt hiện tượng này, mẹ bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa, chọn thức ăn bổ dưỡng dễ tiêu hóa. Nên ăn chậm, nhai kĩ, không nên ăn quá nhiều, quá nhanh. Ăn ít thức ăn chứa nhiều đường, mỡ, tăng cường ăn rau quả tươi có nhiều chất xơ. Cần vận động nhẹ nhàng như đi bộ để làm tăng chức năng co bóp của đường ruột
3. Đau bụng, đi ngoài
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ đầy bụng đi ngoài, do nhu động ruột kém. Cách phòng tránh hữu hiệu là trong chế độ dinh dưỡng mang thai cần tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, đậu nành, sữa bò, ngũ cốc,....Ngoài ra chú ý vận động thích hợp như đi bộ
Ở một số phụ nữ có thai, hiện tượng đi ngoài lại do nhu động ruột tăng quá mạnh, do chế độ ăn uống không phù hợp như ăn quá nhiều đồ lạnh , đồ xào rán quá nhiều chất béo.
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
Hotline:
1900 3367
4. Táo bón
Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân khô cứng, buồn di mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện, sau khi đi đại tiện vẫn còn cảm giác buồn đi đại tiện.
Táo bón khi mang thai
Phụ nữ có thai cần hình thành thói quen hàng ngày đi đại tiện đúng giờ. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai nên uống đủ nước ( khoảng 2l/ ngày), ăn nhiều trái cây, rau xanh (400g/ ngày). Ăn cam, xoài hay đu đủ để dễ đi ngoài. Hạn chế thức ăn chứa chất kích thích như hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,... Không nên dùng thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các loại nhuận tràng bằng chất xơ thiên nhiên là tốt nhất, vì chúng giúp tăng cường nước vào phân, làm phân mềm và tăng thể tích phân đào thải.
5. Mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi của cơ thể thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối thai kì. Sản phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, không nên gắng sức trong công việc và việc nhà, có thể tăng thêm thời gian ngủ. Cần xác định rõ nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi, nhất là ở 3 tháng đầu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu dinh dưỡng như sắt, protein,... Cần xem xét dinh dưỡng mang thai và đi khám tư vấn của bác sĩ. Không nên dùng các thực phẩm, đồ uống chứa cafein, đồ ngọt để kích thích cơ thể tỉnh táo.
Mệt mỏi khi mang thai
Sự mệt mỏi đôi khi là phản ứng tự nhiên trước những tác động quá mức từ môi truờng sống và làm việc như ánh sáng quá gắt hoặc quá yếu, không khí lưu thông kém, mùi khó chịu hoặc môi trường quá ồn ào. Cần đảm bảo môi trường có lợi và dễ chịu nhất cho sức khỏe sản phụ.
6. Phù
Khi có thai, hiện tượng phù chân thường hay xuất hiện do tử cung to chèn ép tĩnh mạch, gây cản trở lưu thông tuần hoàn. Lúc này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh ngồi lâu hay đi lại quá nhiều, ngủ kê cao chân để máu dễ dàng lưu thông trở lại. Nên hạn chế lượng muối trong thức ăn, và thực phẩm sẵn.
Nếu sau khi nghỉ ngơi, ăn giảm muối mà triệu chứng phù không giảm hoặc kèm thêm đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ, đau vùng thượng vị thì bạn có thể bị tiền sản giật, cần đến khám tại cơ sở y tế.
Ngoài các vẫn đề dễ gặp phải như nôn nghén trong thai kỳ mà sản phụ cần chú ý thì các bệnh phụ khoa cũng là yếu tố cần chú ý hơn trong thời điểm mang thai. Tìm hiểu về các cách phòng tránh bệnh phụ khoa trong thai kỳ.
7. Chuột rút
Nhu cầu dinh dưỡng mang thai của thai phụ cao hơn lúc chưa có thai. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kì, đặc biệt vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân thường do thiếu canxi, magie, do sức nặng của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải nâng đỡ sức nặng của cơ thể.
Khi bị chuột rút ở đùi, cẳng chân, thai phụ cần xoa bóp đùi, kéo đầu ngón chân và bàn chân hướng về đầu gối hoặc có thể uốn cong bàn chân lên rồi gập bàn chân xuống phía gót chân để thư giãn cơ và giảm đau.
Chuột rút khi mang thai
Biện pháp đề phòng tốt nhất là cần nghỉ ngơi, mùa đông cần giữ ấm, chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng cung cấp đủ canxi. Ngoài ra, sản phụ cần uống đủ nước, khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt , để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.
Mang thai là một quá trình dài, để có 1 thai kì khỏe mạnh cần có sự đồng hành của sản phụ và bác sĩ, đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của người chồng và gia đình. Vì vậy, hãy quan tâm chăm sóc phụ nữ có thai nhiều hơn để khi mệt mỏi, khó chịu do thai nghén thì sản phụ không cảm thấy một mình và liên hệ tới sự can thiệp của y tế khi cần.
Cẩm nang y tế IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là một trong những đơn vị giúp kết nối hệ thống cơ sỏ y tế hàng đầu với người bệnh trên cả nước. Hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và ưu đãi tốt nhất nhé. Hotline:
1900 3367