Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến, gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và dự phòng sớm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng rất hiệu quả đang được áp dụng. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng qua bài viết dưới đây.
1. Khám và khai thác tiền sử, bệnh sử
Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ các polyp đại trực tràng. Thời gian trung bình để polyp tiến triển thành ung thư là khoảng 5 đến 15 năm. Nếu bệnh lý phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ hay có các yếu tố nguy cơ bệnh lý, bạn nên tiến hành khám sàng lọc.

Ung thư đại trực tràng
Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử, bệnh sử của bạn, nếu bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh hay các biểu hiện gợi ý thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng: đánh giá tình trạng sức khoẻ chung, khám phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ: khối ở bụng, khối ở hậu môn trực tràng, hạch ở các vị trí cơ thể…
2. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT)
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, nếu phân có lẫn máu thì đó có thể là những gợi ý chỉ dấu hiệu bất thường của viêm loét, polyp hay ung thư đường ruột. Khi có ung thư đại trực tràng, do đặc điểm ung thư là tăng sinh mạch rất nhiều, các mạch máu dễ bị tổn thương khi có phân đi qua. Do đó, có thể có máu ẩn lẫn trong phân, người bệnh khó phát hiện qua mắt thường. Chính vì vậy, việc xét nghiệm máu trong phân giúp phát hiện tình trạng chảy máu, có giá trị gợi ý để làm thêm các thăm dò khác sâu hơn.
-jpg_d57893ee_9a3f_409a_a664_3066d783cfaf.png)
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Ý nghĩa xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân:
- Âm tính: Không có máu trong phân. Nguy cơ bị ung thư đại trực tràng là rất thấp, không cần phải làm các thăm dò khác. Đồng thời nên xét nghiệm lại sau mỗi 2 năm.
- Dương tính: Có máu lẫn trong phân. Người bệnh có vấn đề đường ruột, đặc biệt là ở đại trực tràng: ung thư, polyp, viêm loét ruột, trĩ… Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cũng cao hơn, do đó cần làm thêm các thăm dò khác như nội soi để chẩn đoán.
3. Xét nghiệm DNA trong phân
Xét nghiệm này có tác dụng tìm kiếm một số đoạn bất thường của DNA ung thư hay tế bào polyp ở trong phân. Xét nghiệm này nên làm mỗi 3 năm một lần.
Ung thư đại trực tràng hay tế bào polyp thường có DNA đột biến ở một số gen. Các tế bào đột biến này thường có trong phân ở người bị ung thư. Nếu kết quả là dương tính khi tìm thấy DNA đột biến thì người bệnh cần được làm nội soi đại trực tràng để chẩn đoán.
Để đặt lịch khám, lịch xét nghiệm, nội soi tại các sơ sở y tế uy tín liên hệ ngay tới số Hotline 1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ
4. Nội soi đại trực tràng
Nội soi đại trực tràng là phương pháp hiệu quả giúp sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý đại trực tràng. Nội soi nên thực hiện định kỳ ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nội soi các tác dụng quan sát được toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm nếu có nghi ngờ, hoặc tiến hành nội soi điều trị loại bỏ polyp khi có chỉ định.
-jpg_797fe16a_0051_49d2_beda_4b250157ebc1.png)
Nội soi đại trực tràng
Trước khi nội soi, người bệnh cần được làm sạch đại trực tràng để thuận lợi cho việc quan sát. Sau đó, bác sĩ tiến hành nội soi bằng ống mềm kích thước khoảng đầu ngón tay, có camera đưa vào từ hậu môn lên trực tràng và toàn bộ đại tràng. Thông qua camera, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ mặt trong của hậu môn, trực tràng và đại tràng. Quá trình này có thể mất từ 10 đến hơn 30 phút.
Hiện nay có hai phương pháp nội soi đại trực tràng mà bạn có thể lựa chọn là: Nội soi đại trực tràng gây mê và nội soi không gây mê.
5. Chụp cắt lớp vi tính
Một trong những cận lâm sàng có tác dụng sàng lọc ung thư là chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng. Chụp cắt lớp cho phép quan sát các tổ chức bất thường, khối u, ung thư ở đại trực tràng, đánh giá tình trạng xâm lấn khối u so với xung quanh, đánh giá tình trạng hạch ổ bụng nếu nghi ngờ di căn.
Đây là phương pháp không xâm lấn, không cần gây mê, phù hợp với những người không thể nội soi. Tuy nhiên chụp cắt lớp không thể đánh giá chi tiết trong lòng đại trực tràng như nội soi, không sinh thiết hay thực hiện các thủ thuật điều trị được. Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ nhiễm xạ, dị ứng thuốc cản quang…
Bệnh ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn và gia đình nên chủ động sàng lọc phát hiện sớm ung thư và các bệnh lý đường tiêu hoá đồng hàng cùng IVIE - Bác sĩ ơi để bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.