Nội dung chính
  • Nửa đêm lạnh run người ở trẻ là bị làm sao? 
  • Khi nào trẻ nửa đêm lạnh run người phải đi khám 
  • Mẹ nên làm gì khi nửa đêm trẻ bị lạnh run người
Nội dung chính
  • Nửa đêm lạnh run người ở trẻ là bị làm sao? 
  • Khi nào trẻ nửa đêm lạnh run người phải đi khám 
  • Mẹ nên làm gì khi nửa đêm trẻ bị lạnh run người
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ, mẹ nên làm gì?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Chắc hẳn các bậc cha mẹ đã ít nhất một lần chứng kiến con mình rơi vào tình trạng lạnh run người lúc nửa đêm, rất nhiều phụ huynh lo sợ con trẻ gặp phải những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.Tình trạng này trên thực tế không đáng lo ngại, đó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh ngoài môi trường, tuy vậy cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ một cách đúng đắn, cùng tìm hiểu nguyên nhân Nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ cùng giải pháp khắc phục trong bài viết.
Nội dung chính
  • Nửa đêm lạnh run người ở trẻ là bị làm sao? 
  • Khi nào trẻ nửa đêm lạnh run người phải đi khám 
  • Mẹ nên làm gì khi nửa đêm trẻ bị lạnh run người

Nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ, mẹ nên làm gì?

Nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ, mẹ nên làm gì?

Nửa đêm lạnh run người ở trẻ là bị làm sao? 

Chứng lạnh run người ở trẻ có thể được chia làm hai loại: Lạnh run người nhưng không sốt và lạnh run người có kèm sốt. Mỗi loại trên lại được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trẻ bị lạnh run người không sốt

Con trẻ trong khi ngủ vào nửa đêm có thể gặp phải tình trạng ớn lạnh khắp người nhưng không có biểu hiện sốt, điều này có thể được tác động bởi những nguyên nhân dưới đây:

  • Nhiệt độ môi trường thấp: Nếu nhiệt độ căn phòng khi ngủ của con trẻ xuống quá thấp, trẻ sẽ có phản ứng run đồng thời cơ thể sẽ có xu hướng lạnh hơn trên bề mặt da. Trẻ nhỏ dễ bị lạnh hơn người lớn do khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ của trẻ chưa hoàn thiện.

Nhiệt độ phòng thấp khiến trẻ lạnh run khi đi ngủ

Nhiệt độ phòng thấp khiến trẻ lạnh run khi đi ngủ

  • Trẻ mặc quần áo không đủ ấm: Cơ thể con người sẽ có xu hướng giảm nhiệt độ vào ban đêm khi chúng ta ngủ sâu, vì vậy nếu trẻ không được mặc đầy đủ quần áo ấm trước khi đi ngủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng rét run người vào ban đêm. 
  • Nhiễm trùng hoặc bệnh tật nhẹ: Một số tình trạng bệnh lý nhẹ như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm cúm trong thời gian đầu có thể chỉ gây ra cảm giác lạnh do nhiệt độ cơ thể giảm nhưng không kèm theo triệu chứng sốt. 

Trẻ bị lạnh run người kèm sốt

Tình trạng nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ và kèm theo biểu hiện sốt có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ em bị rét run người vào ban đêm và kèm cả sốt rét. Nhiễm trùng ở đây bao gồm nhiễm trùng virus, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nhiễm trùng ký sinh trùng, có thể gây nên một số bệnh lý phổ biến như: viêm phổi, viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh,... dẫn đến tình trạng sốt rét và mệt mỏi ở trẻ.

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nửa đêm lạnh run người ở trẻ

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nửa đêm lạnh run người ở trẻ

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trẻ em thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin D, sắt hoặc kẽm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, khiến cơ thể yếu ớt, dễ bị nhiễm lạnh và gặp phải tình trạng lạnh run người vào ban đêm. 
  • Phản ứng sau tiêm chủng: Một số loại vắc xin sau khi tiêm có thể làm trẻ sốt kèm lạnh run người, đặc biệt vào ban đêm khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm sâu. Tuy nhiên đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể con khi chống lại những tác nhân lạ từ môi trường bên ngoài.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa trẻ bị cảm lạnh tại nhà hiệu quả, an toàn

Khi nào trẻ nửa đêm lạnh run người phải đi khám 

Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng lạnh run vào ban đêm kéo dài

Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng lạnh run vào ban đêm kéo dài

Thông thường, nửa đêm lạnh run người ở trẻ là một tình trạng không đáng lo ngại nếu trẻ không có dấu hiệu sốt hoặc đi kèm những triệu chứng khác. Tuy nhiên, khi con trẻ rơi vào trạng thái sốt rét kéo dài kèm một số triệu chứng đáng báo động khác, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi con trẻ có cảm giác ớn lạnh vào ban đêm trong thời gian dài, cha mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất để nhận được những lời khuyên hữu ích và chẩn đoán kịp thời, tránh gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

1900 3367

Đặt lịch khám cho bé tại bệnh viện uy tín


Mẹ nên làm gì khi nửa đêm trẻ bị lạnh run người

Khi phát hiện trẻ gặp phải tình trạng rét run người lúc nửa đêm, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp tức thời giúp trẻ giữ ấm cơ thể, đồng thời áp dụng những phương pháp dài hạn hằng ngày nhằm chữa khỏi cảm giác ớn lạnh run người lúc nửa đêm ở con trẻ. 

Điều chỉnh nhiệt độ môi trường

Một trong những biện pháp đầu tiên giúp trẻ thoát khỏi lạnh run người lúc nửa đêm là điều chỉnh nhiệt độ môi trường. Cha mẹ hãy luôn chú ý và đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ ở mức hợp lý (từ 26 đến 28 độ C), tránh để trẻ bị lạnh và có một giấc ngủ ngon hơn. 

Đảm bảo trẻ mặc đủ ấm 

Hãy mặc quần áo đủ ấm cho con trước khi đi ngủ để đảm bảo trẻ không bị lạnh

Hãy mặc quần áo đủ ấm cho con trước khi đi ngủ để đảm bảo trẻ không bị lạnh

Hãy đảm bảo rằng con trẻ được mặc quần áo đủ ấm trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể cho con đội mũ, đeo găng tay, tất trong trường hợp cần thiết. Việc mặc ấm vô cùng quan trọng bởi khi cơ thể trẻ sẽ giảm nhiệt độ khi đi ngủ để duy trì một giấc ngủ sâu, mặc quần áo ấm giúp con ngủ ngon giấc đồng thời chống lại nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,...

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải bị lạnh không?

Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để nhận biết những nguy cơ sức khỏe

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để nhận biết những nguy cơ sức khỏe

Bên cạnh việc mặc đầy đủ quần áo ấm cho trẻ trước khi đi ngủ, các bậc cha mẹ cũng cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên bằng cách sử dụng nhiệt kế. Cách này có thể giúp cha mẹ nhận biết được khi nào cơ thể con quá nóng hoặc quá lạnh, từ đó điều chỉnh nhiệt độ không gian hợp lý, tránh để trẻ gặp phải tình trạng lạnh run người lúc nửa đêm.

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết 

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại chứng lạnh run vào ban đêm

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại chứng lạnh run vào ban đêm

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ là do cơ thể trẻ thiếu hụt một số loại dưỡng chất cần thiết như vitamin D, sắt, kẽm,...Vì vậy, sử dụng những thực phẩm giàu những chất dinh dưỡng trên là vô cùng quan trọng bởi nó có thể làm tăng sức đề kháng trong cơ thể, giúp hạn chế các tác nhân gây sốt rét vào ban đêm ở trẻ.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên 

Một trong những giải pháp hạn chế tình trạng nửa đêm lạnh run ở trẻ là luôn theo dõi sức khỏe con trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ chỉ run do lạnh và mặc thiếu quần áo ấm vào ban đêm, cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng, hãy giúp con ủ ấm và điều chỉnh nhiệt độ môi trường tăng lên. Tuy nhiên, nếu con lạnh run do sốt trong thời gian dài mà không có dấu hiệu khỏi, hãy đưa con đi khám sớm nhất có thể vì con có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài.

Tóm lại, tình trạng nửa đêm bị lạnh run người ở trẻ là một tình trạng hoàn toàn phổ biến. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại tác nhân gây hại đến hệ miễn dịch từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ rét run kéo dài, diễn biến nặng hơn kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, khó chịu, khó thở,...bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG