Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Triệu chứng thường gặp
  • 3) Điều trị nước mũi chảy xuống họng như thế nào?
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Triệu chứng thường gặp
  • 3) Điều trị nước mũi chảy xuống họng như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nước mũi chảy xuống họng khó chịu, làm sao hết?

Thời điểm giao mùa lại sắp cận kề, bệnh tật cứ thế được mùa “lên sóng”. Trong đó tình trạng nước mũi chảy xuống họng thường xuyên xảy ra, nhất là ở trẻ nhỏ. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp sự cố. Vậy phải làm sao để chấm dứt tình trạng này? Cùng iSofHcare học hỏi thêm nhiều kiến thức mới nhé!
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh
  • 2) Triệu chứng thường gặp
  • 3) Điều trị nước mũi chảy xuống họng như thế nào?

1) Nguyên nhân gây bệnh

Nước mũi chảy xuống họng hay còn gọi là chảy dịch mũi sau, bệnh nhân thường có hiện tượng chảy dịch từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, xuống thành sau họng. Một số bệnh nhân còn miêu tả có cảm giác vướng mắc trong cổ họng nhưng không khạc nhổ được, cơ thể mệt mỏi và khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, điển hình:

- Do cấu trúc mũi gặp vấn đề, vách mũi phát triển không bình thường bị lệch về một bên do các chấn thương hoặc bẩm sinh.

- Ho kéo dài, đây là triệu chứng của rất nhiều bệnh nhất là bệnh hô hấp. 

- Bệnh viêm xoang, hay gặp là viêm xoang sàng sau. Sự tích tụ dịch mủ ở các hốc xoang là nguồn cơn tràn xuống phía dưới họng.

- Cảm lạnh lâu ngày khiến dịch mũi ứ đọng cũng có thể chảy ngược xuống dưới khu vực cổ họng.

- Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng dịch mũi chảy xuống họng.

Liệu pháp chữa stress độc nhất vô nhị của người Hàn: ăn cay - Nhịp Sống  Showbiz

- Đồ ăn cay nóng có khả năng kích thích tiết ra dịch mũi và chảy xuống họng.

Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng thì hầu như bệnh nhân cảm thấy rõ rệt sự tồn đọng dịch ở cổ họng.

2) Triệu chứng thường gặp

Tùy vào mức độ viêm nhiễm, tình trạng bệnh nặng nhẹ mà các triệu chứng cũng thay đổi thứ bậc. Một số triệu chứng đáng lưu ý:

- Khó chịu, lợn cợn ở cổ họng.

- Ho khạc nhiều, đặc biệt là ban đêm.

- Có triệu chứng hôi miệng.

- Đau rát cổ họng.

- Đôi khi có cảm giác buồn nôn.

Chảy dịch mũi sau nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc tin tưởng và tìm đến trung tâm y tế để được tư vấn và hỗ trợ là điều thiết yếu.

3) Điều trị nước mũi chảy xuống họng như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà có phác đồ điều trị tương ứng phù hợp với từng bệnh nhân. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây.

a. Tuân thủ phác đồ điều trị

Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra một phác đồ điều trị cho riêng mình tùy thuộc vào tuổi tác, điều kiện kinh tế và tình trạng bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc hay được sử dụng:

- Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, có nghĩa là dịch chảy mũi sau có màu xanh và xuất hiện mùi hôi.

- Kháng viêm, thuốc kháng dị ứng cũng được sử dụng trong quá trình điều trị.

- Ngoài ra, việc vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lý là bước quan trọng đóng vai trò quyết định đến kết quả điều trị.

Hãy uống đủ liều lượng thuốc mà bác sĩ đã kê để đạt hiệu quả tối đa. Nếu có bất thường gì phải báo ngay lại cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Trong trường hợp có dị hình cấu trúc phức hợp lỗ ngách, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi tối thiểu. Đồng thời thực hiện thủ thuật hút rửa hốc mũi để loại làm sạch.

b. Tự làm bác sĩ cho chính bạn ngay tại nhà

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân bị chảy nước mũi xuống họng có thể thực hiện các phương pháp đơn giản ngay tại nhà, để hỗ trợ quá trình lành bệnh.

- Rửa mũi: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước rửa mũi chuyên dụng có tác dụng pha loãng dịch mũi, giúp tống chúng ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, làm xoa dịu niêm mạc mũi, hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng.

Có nên dùng xilanh bơm nước muối rửa mũi cho bé?

- Vệ sinh hầu họng, miệng: Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc bạn có thể tự pha với tỷ lệ 1 lít nước pha với 9g muối. Mỗi ngày nên sử dụng 1-2 lần để súc miệng và hầu họng. 

- Xông hơi: Có thể xông hơi bằng nước sạch hoặc kết hợp sử dụng tinh dầu hay các loại thảo dược như oải hương, hương thảo, bạc hà, hoa cúc, gừng, ngải cứu,.... Chú ý nên để cách mặt khoảng 30-40 cm tránh bị bỏng.

- Chườm nóng cho vùng mặt: Cách làm này giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi từ đó dịch mũi có thể chảy ra dễ dàng hơn. Có thể sử dụng khăn nhỏ hoặc vải mềm để áp lên vùng mắt, giữa 2 chân mày, mũi và gò má. Không nên sử dụng nhiệt độ quá nóng để tránh làm bỏng rát da.

- Tăng độ ẩm trong phòng: Không khí khô có thể là một tác nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, khiến dịch mũi cô đặc mà khó đi ra ngoài. Bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương hoặc quạt có tích hợp chế độ phun sương. Ngoài ra, việc trồng cây trong nhà cũng là cách đơn giản giúp tăng độ ẩm không khí.

- Kê gối cao khi ngủ: Có rất nhiều người có triệu chứng khó thở khi nằm nhất là những bệnh nhân bị nước mũi chảy xuống họng. Vì thế họ thường phải sử dụng miệng để thở, cách làm này về lâu về dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến cấu trúc khuôn mặt cũng như hệ hô hấp. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần kê gối cao hơn khi ngủ. Việc này không chỉ giúp khoang mũi thông thoáng mà còn ngăn sự tích tụ dịch trong mũi.

- Xì mũi đúng cách: Rất nhiều người không biết rằng, nếu xì mũi sai cách có thể làm tổn thương niêm mạc hệ hô hấp. Vậy như thế nào mới là xì mũi đúng cách? Xì mũi một cách nhẹ nhàng, từng bên một, luôn sử dụng khăn sạch để xì mũi và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn ngay sau đó.

- Massage mũi: Phương pháp này vừa có tác dụng làm thông mũi, hỗ trợ tống dịch ra ngoài vừa giúp làm dịu niêm mạc. Có thể kết hợp sử dụng với các loại tinh dầu lành tính như hoa cúc, trà xanh, tràm trà,...

Nên sử dụng với lực xoay tròn nhẹ nhàng, bắt đầu từ hai cánh mũi và lên dần phía trên chân mày. 

- Loại bỏ các yếu tố kích ứng: Phấn hoa, lông chó mèo, khói bụi,... là các yếu tố có thể góp phần khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn. Vì thế hãy tránh xa chúng ngay khi có thể.

c. Các bài thuốc dân gian

Ngoài những cách làm trên, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian, không những có công dụng hiệu quả mà còn đơn giản, lành tính.

- Bài thuốc đơn giản với nghệ tươi

Ăn nghệ tươi có ích với bệnh dạ dày? | Vinmec

Loại thảo dược này chứa một loại kháng sinh tự nhiên (curcumin) có khả năng trị các căn bệnh mãn tính, dị ứng,... Đây cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn như cá kho, cà ri,...

Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản:

  • Dùng nghệ đã lột vỏ, rửa sạch sau đó giã nát.

  • Ép lấy nước nghệ nguyên chất.

  • Có thể nhỏ một lượng vừa phải lúc xông hơi mũi.

- Trà gừng

Tính ấm nóng trong gừng có tác dụng hỗ trợ thông mũi, làm loãng dịch giúp dễ dàng tống dịch ra khỏi. Có thể sử dụng gừng tươi cùng mật ong bỏ vào một cốc nước ấm. Nên uống từ 1-2 cốc mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng gừng theo cách khác như:

  • Giã nhỏ gừng đã lột vỏ, làm sạch.

  • Ép lấy phần nước cốt.

  • Nhỏ một lượng vừa đủ trong lúc xông hơi hoặc trong máy tạo hơi nước.


Nước mũi chảy xuống họng có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt, bệnh rất dễ chuyển qua giai đoạn mãn tính nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn. Muốn vậy, bản thân người bệnh phải có ý thức chủ động bảo vệ sức khỏe. ISofHcare giúp bạn kết nối với các bác sĩ, bệnh viện hàng đầu. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nước mũi chảy xuống họng khó chịu, làm sao hết?

Nước mũi chảy xuống họng khó chịu, làm sao hết?

Thời điểm giao mùa lại sắp cận kề, bệnh tật cứ thế được mùa “lên sóng”. Trong đó tình trạng nước mũi chảy xuống họng thường xuyên xảy ra, nhất là ở trẻ nhỏ....

Icon thời gian
01/06/2021
11998 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG