Nội dung chính
  • 1. Ốm nghén là gì?
  • 2. Thời điểm thai phụ bắt đầu ốm nghén?
  • 3. Vậy phân biệt ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ như thế nào?
  • 4. Vậy ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
  • 5. Điều trị ốm nghén tốt nhất ở thời điểm nào?
  • 6. Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?
  • 7. Vậy thuốc nào dùng để điều trị ốm nghén?
Nội dung chính
  • 1. Ốm nghén là gì?
  • 2. Thời điểm thai phụ bắt đầu ốm nghén?
  • 3. Vậy phân biệt ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ như thế nào?
  • 4. Vậy ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
  • 5. Điều trị ốm nghén tốt nhất ở thời điểm nào?
  • 6. Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?
  • 7. Vậy thuốc nào dùng để điều trị ốm nghén?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ốm nghén là gì? khi nào thì bắt đầu ốm nghén?

Đa số các mẹ bầu khi mới bắt đầu mang thai thường cảm thấy buồn nôn và nôn,có thể xảy ra nhiều lần trong một ngày. Dấu hiệu ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 đến 6 của thai kỳ và thường sẽ giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại có diễn biến ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát. Hãy cùng IVIE tìm hiểu ốm nghén là gì và khi nào thì bắt đầu ốm nghén thôi nào!
Nội dung chính
  • 1. Ốm nghén là gì?
  • 2. Thời điểm thai phụ bắt đầu ốm nghén?
  • 3. Vậy phân biệt ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ như thế nào?
  • 4. Vậy ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
  • 5. Điều trị ốm nghén tốt nhất ở thời điểm nào?
  • 6. Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?
  • 7. Vậy thuốc nào dùng để điều trị ốm nghén?

Ốm nghén là gì? khi nào thì bắt đầu ốm nghén?

Ốm nghén là gì? khi nào thì bắt đầu ốm nghén?

1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là triệu chứng khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, xuất hiện nhiều lần trong ngày. Khi mới bắt đầu có thai thì ốm nghén là triệu chứng phổ biến. Ốm nghén khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của thai phụ khi làm việc hay trong các sinh hoạt hàng ngày.

2. Thời điểm thai phụ bắt đầu ốm nghén?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì các thai phụ thường có triệu chứng ốm nghén. Hầu hết các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi khi thai phụ bước sang giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, một số thai phụ tình trạng ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần đến vài tháng, thậm chí có trường hợp còn kéo dài suốt thai kỳ.

3. Vậy phân biệt ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ như thế nào?

Một số thai phụ chỉ có cảm giác buồn nôn thoáng qua một hoặc hai lần trong ngày thì đây được xem là ốm nghén nhẹ. Tuy nhiên, nếu thai phụ ốm nghén nặng thì cơn buồn nôn có thể kéo dài vài giờ mỗi ngày kèm theo tình trạng nôn ói thường xuyên. Vì vậy, việc có điều trị ốm nghén hay không còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của thai phụ, chứ không phải là do ốm nghén nặng hay nhẹ.

4. Vậy ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ cần bổ sung đủ nước và các chất điện giải để tránh bị mất nước và sụt cân quá mức sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi được sinh ra. Hơn nữa, nếu thai phụ để tình trạng mất nước quá mức có thể dẫn đến một số rối loạn ở gan, tuyến giáp và nước ối.

Triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi

Triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

5. Điều trị ốm nghén tốt nhất ở thời điểm nào?

Nếu thai phụ liên tục xảy ra tình trạng buồn nôn và nôn ói trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe khác và trở nên khó điều trị hơn. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các thai phụ nếu bị nghén nặng nên điều trị sớm để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

6. Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?

Khi thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp thai phụ giảm được tình trạng ốm nghén trong thai kỳ hơn. Một số phương pháp sau đây có thể giúp thai phụ cải thiện được tình trạng này:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp .
  • Ăn nhẹ vào buổi sáng bằng bánh mì hoặc bánh quy với bánh mì khô hoặc bánh quy để tránh tình trạng bụng đói khi di chuyển.
  • Uống đủ nước và bù điện giải khi nôn ói nhiều.
  • Hạn chế các đồ ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ và có mùi nặng
  • Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Nên ăn các loại trái cây bổ dưỡng, nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa như chuối, táo…
  • Nên sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gừng như trà gừng, kẹo gừng, viên nang gừng…
  • Nếu tình trạng nôn ói quá nhiều, men răng có thể bị ảnh hưởng do dịch từ dạ dày trào ngược lên. Do đó, thai phụ có thể súc miệng bằng ly nước được hòa tan với một muỗng cà phê baking soda giúp bảo vệ men răng và trung hòa acid dạ dày.

 Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống khoa học

 Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống khoa học

7. Vậy thuốc nào dùng để điều trị ốm nghén?

Khi đã thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không giải quyết được tình trạng ốm nghén của thai phụ, hoặc thai phụ bị ốm nghén nặng, thì bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc như sau:

  • Vitamin B6 và Doxylamine: Vitamin B6 được dùng để điều trị không cần kê đơn và được ưu tiên sử dụng trước., còn Doxylamine là một hoạt chất thường có trong các loại thuốc an thần không kê đơn nên có thể được bổ sung vào điều trị khi dùng vitamin B6 không làm giảm tình trạng ốm nghén. Cả vitamin B6 và Doxylamine khi dùng một mình hoặc phối hợp đều an toàn đối với thai phụ và không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Các thuốc chống nôn: Nếu cả vitamin B6 và Doxylamine cũng không thể giảm được triệu chứng ốm nghén thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến các loại thuốc chống nôn. Có nhiều loại thuốc chống nôn khá an toàn cho thai phụ, tuy nhiên vẫn còn cần nghiên cứu thêm về sự an toàn của nó. Vì vậy, tùy vào tình trạng trong thai kỳ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp cho thai phụ.

Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng ngoài tầm kiểm soát thì thai phụ cần phải nhập viện điều trị đến khi các triệu chứng ổn định. Hy vọng bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi: khám online IVIE, đăng ký khám bệnh online IVIE đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, áp dụng thành công để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/11/2022 - Cập nhật 07/12/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

20 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

156 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

112 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

94 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG