Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét ở lớp niêm mạc dạ dày. Ổ loét làm lớp mô bên dưới bị lộ ra và nếu không được điều trị thì có nguy cơ cao bị thủng dạ dày.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn trung niên.
Một kế hoạch điều trị viêm loét dạ dày đúng và hiệu quả là phải tác động tiêu diệt được cái gốc của bệnh. Biết được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có những thái độ đúng đắn để bệnh được đẩy lùi một cách nhanh chóng và tránh tái phát về sau.
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367

Loét dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi.
a. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau kháng viêm
Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc NSAID- thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid là gây viêm loét dạ dày- tá tràng. Nhóm thuốc NSAID làm cản trở việc bảo vệ và sửa chữa niêm mạc bình thường, khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tác động và bào mòn bởi acid hơn.
b. Vi khuẩn Helicobacter pylori
Có 30% đến 50% bệnh nhân bị loét dạ dày ghi nhận HP dương tính và trong nhóm đối tượng nghiên cứu, nếu diệt trừ được vi khuẩn HP thì có khoảng 10% người bệnh bị loét dạ dày tái phát. Đây là nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày phổ biến thứ hai đứng sau nhóm thuốc NSAID.
2. Điều trị viêm loét dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày là cơ chế chung của bệnh tiêu hóa do acid dịch vị dư thừa gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, từ đó tạo ra các vết loét với độ nông sâu khác nhau. Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày được ra đời dựa trên cơ chế kháng tiết acid để duy trì ở một mức bình thường.
a. Thuốc ức chế acid
Mục tiêu của thuốc ức chế acid là làm giảm hoạt động tiết dịch vị của tế bào niêm mạc tuyến dạ dày. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Loét dạ dày cần điều trị trong 6 đến 8 tuần.
1900 3367
Một số nhóm thuốc ức chế dạ dày được sử dụng trên lâm sàng hiện nay:
- Thuốc ức chế bơm proton
Gồm các thuốc: Esomeprazole, lansoprazole, omeprazole và pantoprazole.
- Thuốc chẹn receptor H2
Cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin là thuốc ức chế tiết acid dịch vị bằng cách cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2. Tùy theo từng loại thuốc tác dụng mà có thể dùng đường tiêm truyền hoặc đường uống.
- Thuốc kháng acid
Thuốc kháng acid là thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả vì có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày và giảm hoạt động của pepsin. Thuốc kháng axit hấp thụ được như Sodium bicarbonate, canxi cacbonat đem lại khả năng trung hòa nhanh chóng. Thuốc giảm đau không hấp thụ được như nhôm hoặc magie hydroxit ít tác dụng phụ nên được ưu tiên chọn lựa hơn.
- Prostaglandins
Nếu lợi ích của thuốc kháng acid là kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh thì Prostaglandins là yếu tố tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, thuốc hoàn toàn chống chỉ định ở phụ nữ mang thai vì những tác dụng phụ: Đau quặn bụng, tiêu chảy,…
- Sucralfat
Đây là một trong những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng rộng rãi. Thuốc kích thích sản xuất prostaglandin giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid.

Thuốc thường dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày
b. Thuốc diệt vi khuẩn HP (nếu có vi khuẩn HP gây bệnh trong dạ dày).
Vi khuẩn HP có thể sống cộng sinh với nhiều sinh vật khác trong môi trường acid của dạ dày mà không gây nên bất kỳ triệu chứng nào. Khi gặp yếu tố thuận lợi, vi khuẩn tăng sinh và phát triển gây ra những triệu chứng viêm loét đầy, cần phải tiêu diệt ngay để tránh tái phát.
1900 3367
Một số thuốc trên lâm sàng được sử dụng để diệt vi khuẩn HP gây bệnh:
- Phác đồ trị liệu 3 thuốc gồm: Clarithromycin, thuốc PPI chất ức chế bơm proton và Metronidazole.
- Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp gồm 4 thuốc có sử dụng Bismuth…
Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và người bệnh không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian uống thuốc mà bác sĩ quy định. Hậu quả dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại thuốc điều trị loét dạ dày. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Thuốc diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày là một quá trình và trong quá trình đó rất cần có sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bởi lẽ thói quen sinh hoạt của người bệnh là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.