Quy trình lấy máu xét nghiệm được các kỹ thuật viên kinh nghiệm thực hiện theo các bước và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định. Lấy máu tĩnh mạch đòi hỏi kỹ thuật viên thao tác tốt, biết lấy ven tĩnh mạch, xác định vị trí tiêm và khả năng ổn định tâm lý. Dưới đây là một số điều cần biết về quy trình lấy máu xét nghiệm.
1. Quy trình lấy máu xét nghiệm
Để xét nghiệm có tính chính xác và kịp thời, việc lấy máu xét nghiệm cần đảm bảo:
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định bộ y tế - quy trình thao tác tiêu chuẩn hoá của bộ y tế.
- 100% Điều dưỡng viên cần là người có kinh nghiệm, được thẩm định kỹ càng về tay nghề.
- Dụng cụ, thiết bị y tế là những thiết bị mới, hiện đại và lấy từ các nguồn cung cấp thiết bị y tế uy tín.
Bất cứ một xét nghiệm máu nào cũng cần trải qua hai quy trình
a. Quy trình đo huyết áp
Trước khi lấy máu xét nghiệm, người bệnh cần được kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và đo huyết áp. Người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, căng thẳng và nên nghỉ ngơi, thư giãn trước từ 10 – 15 phút.
Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền như đái tháo đường cần đo thêm huyết áp tư thế đứng.
Kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo huyết áp để xem xét các chỉ số. Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền như đái tháo đường cần đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
b. Quy trình lấy máu xét nghiệm
Quy trình lấy máu xét nghiệm chuẩn trải qua các bước sau:
- Bước 1: kỹ thuật viên tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh và giới thiệu tên, chức danh của mình.
- Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu thông tin với y lệnh.
- Bước 3: Để người bệnh ở tư thế hợp lý
- Bước 4: Ghi tên, tuổi, số giường, khoa phòng của người bệnh vào ống nghiệm.
- Bước 5: Rửa tay sạch sẽ và đi găng
- Bước 6: Bộc lộ vị trí lấy máu xét nghiệm. Buộc garo lên trên chỗ lấy máu từ 3 – 5 cm.
- Bước 7: Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ, đợi khô.
- Bước 8: Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông cho máu tự chảy vào xilanh cho đến khi đủ số lượng máu để làm xét nghiệm máu.
- Bước 9: Tháo dây garo, đặt bông vô khuẩn lên trên vị trí chọc kim để cầm máu, rút kim nhanh.
- Bước 10: Tháo kim ra khỏi bơm tiêm, bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu. Nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc trộn nhẹ nhàng trong 30 giây để máu khỏi bị đông.
- Bước 11: Băng vết chích máu bằng băng cá nhân, hẹn người bệnh thời gian trả kết quả.
- Bước 12: Cuối cùng, thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay và kết thúc quy trình lấy máu xét nghiệm.
2. Những lưu ý trước khi lấy máu xét nghiệm
a. Tâm lý của bệnh nhân
Đây là điều khá quan trọng khi lấy máu tĩnh mạch. Bệnh nhân cần được giải thích rõ quy trình và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để hợp tác. Nếu trường hợp bệnh nhân quá sợ hãi sẽ làm co mạch, gây khó khăn khi lấy máu xét nghiệm. Đôi khi, kỹ thuật viên vừa đâm kim vào mạch khiến bệnh nhân đau, đột ngột rút tay lại dẫn đến chệch vẹn, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Chính vì vậy, chuẩn bị tâm lý người bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Bệnh nhân cần được giải thích rõ quy trình và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.
b. Tâm lý kỹ thuật viên
Bên cạnh tâm lý người bệnh thì khi lấy máu xét nghiệm, tâm lý người lấy máu cũng quan trọng không kém. Sự mất tập trung có thể gây ra các lỗi thao tác. Hay với những kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm, chọc ven lần đầu không lấy được phải chọc đến 2 – 3 lần khiến tâm lý ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí run tay, lo lắng. Nhất là khi bệnh nhân la đau, phàn nàn và tỏ ra khó chịu.
c. Chọn dụng cụ lấy máu
Quy trình lấy máu xét nghiệm phù hợp không thể thiếu dụng cụ trong khi thao tác. Kỹ thuật viên cần chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ và luôn đeo găng tay, vệ sinh tay trước và sau khi lấy mẫu.
Chọn loại kim lấy máu phù hợp sẽ giúp việc lấy máu nhanh hơn, dễ hơn, ít gây vỡ hồng cầu và hạn chế gây đau.
d. Vị trí lấy máu
Thông thường, tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp lằn khuỷu tay là nơi dễ lấy máu nhất. Bởi đây có mạch to, chắc chắn nhất và dễ thấy nhất. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể lấy được vị trí đó. Với những người không thấy được mạch ở vị trí đó, bạn có thể lấy máu ở bên đối diện hoặc các vị trí mạch khác ở mu bàn tay, cổ tay…
e. Thao tác lấy máu
Khi thực hiện thao tác lấy máu, các kỹ thuật viên cần lưu ý: đưa kim nhanh qua da, sau đó tiến dần dần đến vị trí mạch. Thực hiện một cách dứt khoát nhưng có kiểm soát. Không nên đẩy kim quá nhanh bởi sẽ dễ đưa kim đi xuyên mạch và làm vỡ mạch. Khi kim đã vào tĩnh mạch thì cần rút máu chậm và đều tay. Điều này có tác dụng:
- Không gây thay đổi áp lực đột ngột, không làm vỡ hồng cầu.
- Không gây co mạch đột ngột bởi nếu trường hợp bệnh nhân có mạch máu mỏng manh, mạch co rút có thể khiến máu không thể được hút ra.
Khi thực hiện thao tác lấy máu, các kỹ thuật viên cần lưu ý: đưa kim nhanh qua da, sau đó tiến dần dần đến vị trí mạch.
Người kỹ thuật viên khi lấy máu xét nghiệm cần đảm bảo thuận hiện đúng quy trình lấy máu xét nghiệm. Trên đây là những thông tin về quy trình lấy mẫu và lưu ý trước khi lấy máu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám, xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.