Nội dung chính
  • 1. Vai trò của răng sữa
  • 2. Hậu quả khôn lường khi răng sữa bị sâu
  • 3. Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?
  • 4. Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
  • 5. Dự phòng sâu răng cho trẻ
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của răng sữa
  • 2. Hậu quả khôn lường khi răng sữa bị sâu
  • 3. Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?
  • 4. Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
  • 5. Dự phòng sâu răng cho trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Răng sữa bị sâu có nên nhổ không? Những điều cần biết về răng sữa

Trẻ em có tất cả 20 chiếc răng sữa khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 3, chúng sẽ tự rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong những năm tới. Tuy nhiên, thực tế có đến 85% trẻ bị sâu răng sữa do ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vậy răng sữa bị sâu có nên nhổ không? Hãy cùng ISOFHCARE trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của răng sữa
  • 2. Hậu quả khôn lường khi răng sữa bị sâu
  • 3. Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?
  • 4. Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
  • 5. Dự phòng sâu răng cho trẻ

1. Vai trò của răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời và cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai và sẽ mọc vào khoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ sẽ có đủ bộ răng sữa gồm 20 cái, những răng này bắt đầu rụng đi để chừa chỗ cho răng vĩnh viễn khi trẻ bước vào tuổi thứ 6.

Ngoài chức năng nhai nghiền thức ăn, phát âm và thẩm mỹ, răng sữa còn có tác dụng giữ khoảng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị mất trước tuổi thay răng, các răng còn lại có thể bị di lệch và răng vĩnh viễn mọc lên cũng bị lệch lạc theo. Ngoài ra, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương hàm, đặc biệt là sự phát triển chiều cao cung răng qua hoạt động ăn nhai.

2. Hậu quả khôn lường khi răng sữa bị sâu

Thực trạng Việt Nam hiện nay, tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ em đang diễn ra với tần suất báo động. Tốc độ bị sâu của răng sữa nhanh hơn nhiều so với răng trưởng thành, vì thế nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:

- Vi khuẩn từ ổ sâu trên răng sữa có thể ảnh hưởng đến nướu và mầm răng vĩnh viễn bên dưới, ảnh hưởng đến sự mọc răng trong tương lai.

- Một trong những vai trò của răng sữa là giữ khoảng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị sâu hoặc mất sẽ ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn sau này, khiến răng mọc lệch, lệch khớp cắn,…

- Chức năng ăn nhai bị suy giảm vì sâu răng, những cơn đau nhức cũng có thể làm trẻ mất ngon miệng, biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

- Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sữa có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy không hồi phục, viêm quanh chóp, viêm xương hàm, áp xe,…

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

3. Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?

Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?

Răng sữa bị sâu đem đến vô vàn những nguy cơ cho trẻ, vậy răng sữa bị sâu có nên nhổ không? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng của trẻ. Nếu trẻ chỉ bị sâu răng nhẹ, sâu men, sâu ngà thì việc nhổ răng là chưa cần thiết. Lúc này ta chỉ cần trám răng cho trẻ. Việc điều trị bảo tồn giúp giữ lại hàm răng đầy đủ, cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn những chức năng của răng sữa như ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ khoảng cho răng vĩnh viễn và phát triển xương hàm.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi của trẻ, tình trạng răng để quyết định răng sữa đó có nên nhổ không. Thực tế việc nhổ răng sữa quá sớm cũng có những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ chân răng có thể bị bít lại khiến mầm răng vĩnh viễn bên dưới mọc lên khó hơn, dẫn đến răng mọc chậm, mọc lệch. Việc mất đi chân răng sữa cũng khiến sự phát triển xương hàm bị ảnh hưởng.

Vì thế, nếu không phải trường hợp bắt buộc phải nhổ thì khi răng sữa bị sâu, nên trám bảo tồn răng cho trẻ. Răng sữa nên được giữ nguyên vẹn cho đến khi chúng sẵn sàng để rụng đi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhổ răng sữa là cần thiết như sau:

- Sâu răng nặng: Trong trường hợp sâu quá nặng để có thể điều trị, trẻ nên được nhổ răng sữa sớm để tránh có thêm bất kỳ tổn thương nào.

- Gãy răng: Khi răng bị gãy, trẻ sẽ có nguy cơ bị hư và sâu răng, thậm chí ảnh hưởng đến việc nhai và cắn xé thức ăn của trẻ. Nhổ răng sữa sớm giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng trong trường hợp này.

- Răng sữa không rụng: Khi răng vĩnh viễn đã mọc lên mà răng sữa vẫn chưa rụng sẽ khiến răng bị mọc lệch, lúc này nên nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn.

- Chuẩn bị chỉnh nha: Việc nhổ răng sữa sớm có thể cần thiết để hỗ trợ cho quá trình niềng răng.

4. Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?

Việc ăn quá nhiều đồ ngọt và chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách khiến trẻ dễ dàng bị sâu răng sữa. Hầu như trẻ nào cũng gặp phải trường hợp này khiến các bậc cha mẹ chủ quan và nghĩ đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, tình trạng này sẽ ngày một nặng và dẫn đến những biến chứng khôn lường. Sau đây là một số việc cần làm khi con bạn bị sâu răng sữa:

a. Sâu răng nhẹ

Đừng chủ quan xem thường khi trẻ chỉ bị sâu nhẹ, nó có thể âm thầm tiến triển nhanh chóng thành sâu tủy một khi bạn không để ý. Dù chỉ bị sâu răng nhẹ, trẻ vẫn nên được đưa đến nha sĩ để khám răng. Nếu chỉ bị sâu men và lỗ sâu quá nhỏ, việc trám răng có thể không cần thiết. Trẻ có thể lấp đầy lỗ sâu với việc vệ sinh răng đúng cách hàng ngày và bổ sung thêm fluor.

Nếu sâu ngà hoặc sâu tủy nhưng có thể bảo tồn, trẻ sẽ được trám răng. Tùy vào vị trí răng bị sâu và mức độ sâu mà nha sĩ sẽ dùng các vật liệu trám khác nhau sao cho vừa đảm bảo chức năng răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Việc nhổ răng là chưa cần thiết trong trường hợp này.

Răng sâu trong tình trạng nhẹ

b. Sâu răng nặng

Nếu răng sữa bị sâu nghiêm trọng, trẻ sẽ có nguy cơ phải nhổ bỏ răng sữa sớm để tránh ảnh hưởng đến nướu cũng như các răng khác trong hàm. Đôi khi, răng bị sâu trùng với thời điểm thay răng của trẻ, ta có thể chờ đợi để chiếc răng này tự rụng hoặc hỗ trợ nhổ răng.

5. Dự phòng sâu răng cho trẻ

Mặc dù tuổi thọ của răng sữa khá ngắn, chỉ vài năm nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Không gì tốt hơn việc dự phòng sâu răng cho trẻ ngay từ đầu. Những việc làm sau đây sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh:

a. Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày

Nhiều người lầm tưởng rằng khi trẻ lớn mới cần đánh răng, nhưng thực tế, việc vệ sinh răng là cần thiết khi trẻ có bất kỳ chiếc răng nào. Trẻ nhỏ thường qua loa và thực hiện không đúng cách việc vệ sinh răng, vì thế cha mẹ hãy hướng dẫn thật kỹ hoặc hỗ trợ để giúp trẻ đánh răng thật sạch.

Nên cho trẻ đánh răng hai lần mỗi ngày vào sáng và tối. Bên cạnh đó, việc sử dụng chỉ nha khoa cũng cực kỳ có lợi khi giúp loại bỏ sạch mảng bám và thức ăn ở kẽ răng, hạn chế răng sữa bị sâu.

b. Chế độ ăn khoa học, hạn chế đồ ngọt

Đường là một trong những yếu tố khiến sâu răng dễ phát triển hơn. Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng không đúng cách là những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng sữa. Vì thế, cha mẹ nên hạn chế lượng đồ ngọt trẻ ăn mỗi ngày, đồng thời xây dựng chế độ ăn khoa học để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.

c. Kiểm tra răng miệng định kỳ

Việc gặp gỡ các bác sĩ nha khoa thường xuyên giúp ta phát hiện sớm những bất thường răng miệng cho trẻ, không chỉ là sâu răng mà còn có sự phát triển răng. Điều này giúp ta có những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra.

Tóm lại, sâu răng sữa là một tình trạng phổ biến tại nước ta, việc có nhổ răng cho trẻ hay không còn tùy thuộc vào mức độ sâu và tuổi răng của trẻ. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để điều trị sâu răng chính là dự phòng cho trẻ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi "Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?". Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021
1/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Răng sữa bị sâu có nên nhổ không? Những điều cần biết về...

Răng sữa bị sâu có nên nhổ không? Những điều cần biết về...

Trẻ em có tất cả 20 chiếc răng sữa khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 3, chúng sẽ tự rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong những năm tới. Tuy nhiên, thực ...

08/07/2021

4765 Lượt xem

6 Phút đọc

Răng sữa có cần chữa?

Răng sữa có cần chữa?

Răng sữa là những chiếc răng mọc lên đầu tiên của trẻ, có vai trò rất quan trọng trong việc ăn, nhai, nói, nuốt ở trẻ. Nhiều bậc phụ huynh với tâm lý chủ quan...

29/03/2021

1215 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG